11/3 - Tại New York dầu thô lại giảm giá, khiến mức giảm lên tới 2,9%, do những suy đoán cho rằng bản báo cáo của chính phủ trong ngày sẽ cho thấy mức tồn kho tại Mỹ lại vừa tăng lên do nhu cầu yếu.
Bộ Năng lượng cho biết cung tuần trước đã tăng thêm 250 000 thùng, theo ý kiến của 14 nhà phân tích trong một cuộc điều tra của Bloomberg News. Tiêu dùng dầu mỏ trên thế giới năm nay trung bình sẽ là 84,27 triệu thùng/ngày, giảm 1,38 triệu thùng so với năm 2008, bộ cho biết.
“Suy thoái kinh tế tại Mỹ và trên toàn thế giới là nhân tố chính làm giảm nhu cầu,” theo David Moor, nhà chiến lược hàng hóa của Commonwealth Bank of Australia Ltd tại Sydney. “Dự báo của cơ quan năng lượng quốc tế EIA khá là tiêu cực đối với giá dầu và bây giờ chúng ta phải chờ đợi các dữ liệu về mức tồn kho.”
Dầu thô giao tháng 4 trong phiên giao dịch điện tử tại sàn New York Mercantile Exchange đã giảm mất 46 xu, hay 1%, xuống 45,25$/thùng. Trước đó lúc 4h02 chiều giờ Singapore là 45,29$/thùng. Hôm kia 10/3, hàng giao sau đã giảm 1,36$ xuống 45,71$/thùng. Tính đến thời điểm nay giá đã tăng 1,6% trong năm nay.
Thêm vào đó là nhập khẩu của Trung Quốc – nền kinh tế sử dụng năng lượng lớn thứ 2 thế giới – giảm, cũng tạo bất lợi cho giá. Đất nước này đã giảm lượng dầu vào trong tháng 2 khoảng 18% so với cách đây 1 năm do nhu cầu trong nước yếu, theo dữ liệu từ hải quan.
Dầu thô mua vào giảm xuống chỉ còn 11,73 triệu mét khối, thông tin trên website của cục hải quan. Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu đã giảm 13% xuống còn 24,55 triệu tấn, hay 3,12 triệu thùng/ngày.
Mức tồn kho tại Mỹ
Hôm qua mức tồn kho tăng lên là lần thứ 20 trong 24 tuần. Bộ Năng lượng đã công bố bản báo cáo hàng tuần lúc 10h30 sáng ngày hôm qua tại Washington.
Viện nghiên cứu American Petroleum Institute cho biết cung dầu tuần trước đã giảm 419000 thùng xuống còn 345,3 triệu thùng, theo bản báo cáo công bố ngày hôm qua sau khi kết thúc giao dịch.
Tổng cung dầu từ API và DOE đều giảm 75% trong 4 năm vừa qua, theo dữ liệu thực hiện bởi Bloomberg.
Dầu thô Brent giao tháng 4 đã giảm 29 xu, hay 0,7%, xuống 43,67$/thùng trong phiên giao dịch tại sàn London’s ICE Futures Europe, còn trước đó lúc 3h47 chiều giờ Singapore là 43,71$/thùng. Hôm kia giá giảm 17 xu, hay 0,4% xuống 43,96$.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã thực hiện 3 lần giảm sản lượng tính từ hồi tháng 9, và sẽ họp tại Viên vào 15/3 tới.
OPEC phải thực hiện đầy đủ cam kết giảm sản lượng hiện tại trước khi quyết định một đợt mới, bộ trưởng của Qatar cho biết. Arap Saudi thì muốn OPEC thực hiện mức hạn ngạch cao nhất và phản đối việc tiếp tục giảm sản lượng, tờ Al-Hayat đưa tin.
“Người ta nhận thức được sự không chắc chắn về những gì OPEC sẽ làm và có thể đó là một nhân tố gây cản trở cho giá,” David Moore của Commonwealth Banks cho biết. “Nếu OPEC nói họ sẽ không thay đổi sản lượng, đây sẽ là tin xấu cho giá dầu mỏ, bởi người ta lo lắng về sức cầu và mức tồn kho có vẻ khá cao.”
11 thành viên của OPEC với mức hạn ngạch, tất cả trừ Iraq, đã cung cấp 25,39 triệu thùng/ngày trong tháng 2, giảm so với 29,22 triệu thùng/ngày của tháng 9, theo điều tra của Bloomberg News đối với các công ty dầu, các nhà sản xuất và các nhà phân tích.
Tổ chức này đã thỏa thuận bơm lên 24,845 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ 1/1. Arap Saudi, Kuwait, Qatar và các tiểu vương quốc Arap thống nhất là những nước sản xuất ít hơn mức sản lượng mục tiêu của họ.
Sự tăng mức tồn kho trong bản báo cáo ngày hôm qua làm số tồn kho tăng lên 350,6 triệu thùng, gần như là mức cao nhất tính từ tháng 7/2007.
Trong tuần kết thúc ngày 6/3, mức tồn kho hầu như đã giảm 1 triệu thùng từ mức 215,5 triệu thùng của tuần trước đó, theo điều tra của Bloomberg. Cung dầu chưng cất (gồm dầu đốt và diesel) lại tăng 200 000 thùng.
Các hãng lọc dầu tuần này hoạt động với 83,1% công suất, không thay đổi so với tuần trước. Các nhà máy thường bảo dưỡng máy móc trong quý đầu khi sự quan tâm không còn là dầu đốt nữa, và trước khi nhu cầu tiêu dùng xăng tăng.