Thị trường dầu có vẻ như sẽ có ít nhất là bốn tháng nhu cầu chịu sức sép vì sự bùng phát virus corona của Trung Quốc, với phần lớn thặng dư dự kiến sẽ không xóa sạch ít nhất cho đến tháng 8, các nhà phân tích và thương nhân cho biết.
Những lo ngại về sự sụt giảm liên quan đến virus trong nhu cầu năng lượng toàn cầu đã đưa thị trường vào contango trong tuần này - một cấu trúc trong đó dầu tương lai thời hạn dài hơn giao dịch tại mức gía chênh lệch khuyến khích các nhà giao dịch tích trữ dầu để bán lại có lời hơn trong tương lai.
Dầu thô Brent đã không trong contango kể từ tháng 7 năm 2019. Vào thứ Ba, chuẩn này đã ở contango với chênh lệch 0,40 USD một thùng giữa giá cho tháng giao dịch gần nhất là tháng 4 và giá kỳ hạn tháng 8. Đối với dầu thô WTI của Mỹ, contango giữa tháng 3 và tháng 7 là 0,60 USD một thùng.
Cấu trúc của thị trường này có ý nghĩa quan trọng. Bên cạnh việc khuyến khích lưu trữ dầu, contango cũng gây tổn thương cho các nhà đầu tư tài chính những người phải một mức chênh lệch tăng mỗi tháng khi họ gia hạn một hợp đồng tương lai.
Tamas Varga tại hãng môi giới PVM nói rằng sự bùng phát virus có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi trong năm 2020.
Ông nói rằng ban đầu mọi người đã lạc quan khi hy vọng năm 2020 Brent sẽ vượt quá mức trung bình năm 2019 là 64,16 USD một thùng trong khi ước tính cho sự phá hủy nhu cầu từ virus này rất lớn.
Goldman Sachs, trong khi đó, cho biết sự trôi dạt của time spreads vào contango phù hợp với thị trường mua bán thực physical market đột nhiên chuyển sang thặng dư lớn.
“Theo quan điểm của chúng tôi, mặc dù các time spreads Brent đang chệch lệch quá mức, bằng chứng cho thấy các nhà tinh chế Trung Quốc đang đẩy lùi các chuyến hàng dầu thô và các điểm bốc đỡ Đại Tây Dương khiến time spreads Brent kỳ hạn gần liên tục suy yếu.”
Trung Quốc là động lực chính cho tăng trưởng nhu cầu năng lượng toàn cầu trong những năm gần đây và Ngân hàng ING cho biết thị trường rõ ràng đang lo lắng rằng nhu cầu nhà máy lọc dầu của Trung Quốc sẽ thoái lui.
“Vấn đề của thị trường là nếu hạn chế đi lại tiếp tục kéo dài, nhu cầu bị mất của thị trường sẽ ngày càng khó giải quyết,” ING nhận xét, nói thêm rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các đồng minh, được gọi là OPEC +, có thể đang chịu áp lực ngày càng tăng để buộc phải cắt giảm sản lượng nhiều hơn quy định trong hiệp ước nguồn cung hiện có của họ.
Edward Moya, nhà phân tích tại công ty môi giới OANDA, cho biết ông dự đoán sự biến động sẽ vẫn ở mức cao và bất kỳ đà tăng giá nà có thể là được sử dụng bởi người bán sử dụng nhằm giảm vị thế của họ.
“Nếu OPEC + thực hiện bất cứ hành động nào ít hơn 1 triệu thùng mỗi ngày, dầu có thể rơi sâu hơn vào lãnh thổ thị trường giá giảm,” ông nói.
Nguồn: xangdau.net