Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Đấu đá nội bộ đã làm chậm nỗ lực tăng giá của của các nhà hoạch định chính sách OPEC

Khi OPEC và Nga lần đầu tiên bắt tay vào chiến lược giải quyết tình trạng dư thừa dầu mỏ toàn cầu, dự kiến ​​sẽ thành công trong vòng sáu tháng. Bây giờ trông giống như trận chiến này có thể kéo dài nhiều năm.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác của nước này dự kiến ​​kết thúc gói cắt giảm sản xuất vào mùa xuân năm sau, kéo dài thêm 9 tháng so với dự kiến ​​ban đầu.

Tuy nhiên, giá dầu đang giảm trở lại khi dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho thấy hàng tồn kho trên thế giới có thể tiếp tụcdư thừa ngay cả sau khi kết thúc năm 2018. ESAI Energy LLC, một hãng tư vấn về năng lượng tại Mỹ, dự đoán rằng, thay vì nhiều tháng, việc xóa bỏ cung thừa có thể mất nhiều năm.

Ông Neil Atkinson, người đứng đầu bộ phận thị trường và ngành công nghiệp dầu mỏ của IEA cho biết, "Họ sẽ phải cắt giảm trong lâu dài. Tái cân bằng là một quá trình bướng bỉnh dài hạn."

Chốt phiên thứ Năm, Giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở mức  47,09 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10 là 51,03 USD/thùng.

Giá dầu đã sụt giảm 11% tại London trong năm nay trong khi hiệp ước cắt giảm sản lượng mà OPEC, Nga và các đối tác khác đã  bắt đầu hồi tháng 1 năm nay không thể giải quyết được nguồn cung thừa trên thế giới. Các nhà sản xuất sẽ gặp nhau vào tháng 11 tới để quyết định có nên tiếp tục hành động sau giai đoạn mùa xuân năm 2018 hay không.

Các nỗ lực cắt giảm đã bị ảnh hưởng nặng nề trong bối cảnh sản lượng phục hồi từ các thành viên OPEC được miễn tham gia khỏi thỏa thuận - Libya và Nigeria - và trong khi các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ đang minh chứng họ có thể tiếp tục sản xuất mặc dù giá thấp hơn. Sản lượng đá phiến sét sẽ đạt kỷ lục vào tháng sau, chính phủ Mỹ dự báo.

Theo báo cáo mới nhất của IEA vào ngày 11 tháng 8, sản lượng hiện tại của OPEC - khoảng 32,8 triệu thùng/ngày trong tháng 7 - cao hơn lượng dầu sản xuất cần thiết cho hầu hết năm tới. Thay vì hoàn thành mục tiêu giảm tồn kho dầu xuống mức trung bình 5 năm, OPEC có thể sẽ mở rộng tồn kho thêm nữa.

Triển vọng dài hạn cũng đặt ra nhiều vấn đề, theo chuyên gia tư vấn ESAI Energy. Trong 5 năm tới, sản xuất của Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong khi tăng trưởng tiêu thụ dầu mỏ chậm lại, ESAI dự đoán. Nhu cầu tiêu thụ mới cho các sản phẩm hóa dầu, một động lực chính, sẽ được đáp ứng bởi các sản phẩm có nguồn gốc từ khí.

Sarah Emerson, trưởng bộ phận năng lượng của ESAI ở New York, nói: "Nếu OPEC muốn giữ giá dầu ở mức 50 USD và đạt 60 USD, tổ chức này sẽ phải duy trì giới hạn nguồn cung trong nhiều năm nữa.”

Tuy nhiên, sự cắt giảm của OPEC và Nga đã cho thấy một số dấu hiệu thành công. Tồn kho toàn cầu giảm trong quý hai, giảm gần xuống mức trung bình 5 năm, IEA cho biết. Giá chênh lệch giảm của nguồn cung giao ngay đang chuyển hóa thành chênh lệch tăng, cho thấy thị trường đang thắt chặt.

Giovanni Staunovo, một nhà phân tích thuộc UBS Group ở Zurich, cho biết: "Khối lượng hàng tồn kho đang giảm, quá trình tái cân bằng đang diễn ra. Tồn kho rõ ràng vẫn còn cao, nhưng từ góc độ cung-cầu thị trường đã bị thâm hụt trong quý hai."

Viễn cảnh OPEC đang phải đối mặt với cuộc chiến lâu dài hơn so với dự báo trước đó với một số quan điểm của các ông trùm ngành công nghiệp dầu mỏ. CEO Patrick Pouyanne của Total và chủ tịch của Weatherford International Mark McCollum phát biểu tại một hội nghị ở Istanbul vào tháng trước nói rằng thời kỳ tốt hơn có thể sẽ không trở lại cho đến cuối thập kỷ này.

Nếu OPEC đang phải đối mặt với một thách thức kéo dài nhiều năm, câu hỏi đặt ra là liệu các thành viên của nhóm có tuân thủ kỷ luật hay không.

Theo IEA, sự tuân thủ của các thành viên với cam kết hạn chế sản xuất đã giảm còn 75% trong tháng 7, mức thấp nhất kể từ khi hiệp định này bắt đầu, do Venezuela, Iraq và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất trì hoãn mức cắt giảm bắt buộc. Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, ông Jabbar al-Luaibi, nhiều lần cho biết rằng nước này đang tăng cường khả năng sản xuất và mong muốn sử dụng nó.

Michael Barry, giám đốc nghiên cứu của hãng tư vấn FGE tại London, cho biết: "Với Iraq nỗ lực nhằm đẩy mạnh sản lượng," viễn cảnh năm 2019 "rất phức tạp". "Áp lực đối phó vẫn duy trì."

Trong khi kế hoạch cắt giảm sản lượng đang làm xói mòn lợi nhuận của OPEC và Nga, và sản lượng đá phiến của Mỹ tiếp tục phát triển, chiến lược hoạt động của họ ngày càng trở nên giống như một cuộc chiến thua cuộc, theo Citigroup.

Ed Morse, Giám đốc Nghiên cứu Hàng hóa Toàn cầu của Citigroup nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Bloomberg: "Họ đang mất nguồn thu. Vị thế của OPEC "không bền vững trong một thời gian dài."

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM