Vào ngày 8/3, Nhà Trắng đã cấm mọi hoạt động nhập khẩu than, dầu và khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Nga khi Hoa Kỳ thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Điện Kremlin nhằm đáp trả việc Nga xâm lược Ukraine. Để thể hiện sự lên án và nỗ lực giảm leo thang hành động xâm lược của Nga trước khi chiến tranh lan rộng, Hoa Kỳ đang cố gắng đánh vào tử huyệt của Nga - ngành công nghiệp năng lượng. Nhưng giờ đây, Nhà Trắng cần tìm một nguồn nhập khẩu năng lượng mới để lấp đầy khoảng trống đó và họ đang tìm kiếm một nguồn đáng ngạc nhiên: Venezuela.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), vào năm 2021, Hoa Kỳ nhập khẩu 672.000 thùng các sản phẩm thô và tinh chế của Nga mỗi ngày. Các sản phẩm tinh chế chiếm 70% lượng hàng nhập khẩu đó. Trên thực tế, Hoa Kỳ đã đạt kỷ lục mới về nhập khẩu dầu thô của Nga vào năm ngoái, "sau khi sản xuất dầu thô loại Mars của Hoa Kỳ bị tạm dừng trong nửa cuối năm do các cơn bão dọc theo Bờ Vịnh, làm hư hại cơ sở LOOP ngoài khơi", theo Factbox báo cáo của Reuters.
Giờ đây, Hoa Kỳ cần thay thế 672.000 thùng hàng ngày, hoặc ít nhất là 199.000 thùng dầu thô/ngày, từ một nguồn khác. Và, thật đáng kinh ngạc, khi chính quyền Biden đang hướng tới Venezuela, một quốc gia khác đang chịu các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Trong khi việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với nhập khẩu dầu thô vẫn chưa được hoàn tất, Big Oil đang chuẩn bị tham gia và kiểm soát các hoạt động bị đình trệ của họ ở Venezuela ngay thời điểm họ được ‘bật đèn xanh’.
Theo Reuters, Tập đoàn Chevron “đã bắt đầu tập hợp một đội ngũ kinh doanh để tiếp thị dầu từ Venezuela” và đã sẵn sàng “mở rộng vai trò của mình trong bốn liên doanh mà công ty này đồng sở hữu với công ty nhà nước PDVSA.” Venezuela có trữ lượng dầu lớn nhất đã được kiểm chứng trên hành tinh, và trước khi cộng đồng toàn cầu xa lánh tổng thống chuyên chế Nicolas Maduro, Venezuela là một phần quan trọng trong nhiều danh mục đầu tư của các đại gia dầu mỏ. Tuy nhiên, dưới sức ép của các lệnh trừng phạt và sự sụp đổ kinh tế nặng nề, nơi từng là một trong những ngành công nghiệp dầu mỏ lớn nhất thế giới chứng kiến sự ra đi của giàn khoan dầu cuối cùng vào năm 2020. Cơ hội để lấy lại một số trong những cổ phần đã mất vì các lệnh trừng phạt có thể sẽ không còn bị các công ty dầu lớn trì hoãn, chẳng hạn như Chevron.
Nếu Hoa Kỳ chấp thuận cấp phép cho dầu của Venezuela, động thái này có thể tung ra thêm 400.000 thùng mỗi ngày vào thời điểm Hoa Kỳ đang rất cần thêm nguồn cung dầu. Bất chấp những cơ hội mang lại cho Hoa Kỳ bằng cách mở lại van sản xuất ở Venezuela, vẫn chưa chắc chắn liệu việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt có thực sự được thực hiện hay không. Để thiết lập lại thương mại năng lượng giữa các quốc gia thù địch, Hoa Kỳ và Venezuela sẽ phải đạt được thành công một thỏa thuận thông qua các cuộc đàm phán chính trị căng thẳng, mà cho đến nay, vẫn chưa diễn ra tốt đẹp.
Cho dù Hoa Kỳ có bắt đầu nhập khẩu dầu thô của Venezuela một lần nữa hay không, thì cuộc chiến ở Ukraine đã gây ra một mức độ hợp tác đáng chú ý giữa Hoa Kỳ và Venezuela. Đại diện của hai nước đã có cuộc hội đàm song phương cấp cao đầu tiên trong nhiều năm vào đầu tháng này tại thủ đô Caracas của Venezuela. Một số nhà phê bình coi đây là một sai lầm lớn đối với Hoa Kỳ, những người coi việc ủng hộ Maduro theo bất kỳ cách nào là một động thái vô trách nhiệm về mặt chính trị và đạo đức, khiến giá dầu bị tổn hại.
Thực tế là Hoa Kỳ thậm chí đang xem xét lựa chọn này sau nhiều năm áp lệnh trừng phạt khắc nghiệt đối với Venezuela mà không có kết quả mong muốn - Maduro bị lật đổ - cho thấy rằng ngành năng lượng của quốc gia này đang thực sự chìm trong nước sôi lửa bỏng. Tỷ lệ lạm phát tăng vọt đang ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng tại trạm xăng, dẫn đến tình trạng bất ổn và giảm sự đồng tình của công chúng đối với chính quyền Biden. Trong khi giá dầu đã tăng vọt, các lệnh trừng phạt đối với Nga đã khiến giá dầu tăng vọt 20% vào ngày 7/3, đạt gần 140 USD/thùng. Giá dầu cao ngất ngưởng như thế này chưa từng thấy trong gần 14 năm.
Nguồn tin: xangdau.net