Hai báo cáo gần đây cảnh báo rằng sản lượng dầu và khí đốt cần phải giảm đáng kể nếu thế giới muốn đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris và kiềm chế tác động của biến đổi khí hậu. Chúng góp phần vào một số lượng lớn những nghiên cứu kêu gọi Big Oil ngừng bơm dầu. Nhưng Big Oil dường như đang làm điều ngược lại.
Vào đầu tháng 9, hãng Eni của Ý - một trong những tập đoàn dầu khí tham vọng nhất khi đề cập đến các cam kết giảm phát thải - đã công bố một phát hiện dầu mới ngoài khơi Bờ Biển Ngà. Công ty ước tính trữ lượng tiềm năng của phát hiện mới vào khoảng 0,5 tỷ đến 2 tỷ thùng dầu thô và 1,8-2,4 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên.
Tuần trước, Exxon đã báo cáo một phát hiện khác ngoài khơi bờ biển Guyana – phát hiện thứ hai mươi của hãng tại lô Stabroek. Nó bổ sung vào trữ lượng ước tính khoảng 9 tỷ thùng dầu thô mà chính phủ Guyan có kế hoạch khai thác hết khả năng của mình.
Trong khi đó, một báo cáo từ Đại học College London đã cảnh báo rằng ngành công nghiệp dầu mỏ phải bắt đầu cắt giảm sản lượng với tốc độ 3% hàng năm vào năm 2050 để đáp ứng mục tiêu 1,5 độ C của Thỏa thuận Paris, đây là kịch bản tham vọng hơn của thỏa thuận. Điều này, theo các nhà nghiên cứu do nhà kinh tế năng lượng và môi trường Dan Welsby dẫn đầu, có nghĩa là khoảng 60% trữ lượng dầu toàn cầu, cùng với 90% trữ lượng than, cần phải nằm lại trong lòng đất.
Một báo cáo khác của Carbon Tracker kêu gọi các công ty dầu mỏ lập kế hoạch cho một tương lai mà nhu cầu sẽ thấp hơn nhiều. Quả thực, họ cần lên kế hoạch giảm sản lượng 50% trong thập kỷ tới hoặc lâu hơn nếu họ thực sự muốn tham gia vào nỗ lực hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
"Các công ty dầu khí đang không tin tưởng vào sự thành công của những nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết biến đổi khí hậu", một trong những tác giả của báo cáo, Mike Coffin, người đứng đầu bộ phận khai thác dầu khí của Carbon Tracker, cho biết. Mặc dù không phải là tin tức có lợi cho ngành dầu khí đang xung đột với rất nhiều nỗ lực biến đổi khí hậu, nhưng có nhiều lý do cho điều này.
Hãy xem xét một bản tin khác gần đây. Enbridge của Canada đã trả 3 tỷ đô la cho Moda Midstream Operating, một công ty sở hữu cảng xuất khẩu dầu lớn nhất ở Hoa Kỳ, Trung tâm Năng lượng Ingleside ở Corpus Christi, Texas, được đổi tên thành Trung tâm Năng lượng Enbridge Ingleside (EIEC).
Enbridge cho biết: “Vị trí bến cảng vô cùng thuận lợi của EIEC, khi kết nối trực tiếp đến nguồn cung giá rẻ, lâu năm, kết hợp với siêu tàu chở dầu VLCC và tốc độ bốc hàng nhanh chóng, giúp nó trở thành một trong những cơ sở xuất khẩu cạnh tranh nhất trên toàn cầu”.
Thương vụ được thực hiện vào thời điểm Hoa Kỳ đang gấp rút ban hành luật biến đổi khí hậu để bắt kịp với châu Âu, và sự vội vàng này phần lớn không có lợi cho ngành dầu mỏ. Tuy nhiên, Enbridge đang đặt cược lớn vào nhu cầu tiếp tục đối với dầu của Mỹ trên toàn cầu.
Lý do: triển vọng nhu cầu dầu.
Nhu cầu dầu mỏ, điều khiến thế giới năng lượng sửng sốt vào năm ngoái, khiến Big Oil lao đao và nhiều công ty nhỏ chìm nghỉm, đang quay trở lại với tốc độ cao hơn, vượt mọi kỳ vọng, một số dự đoán rằng việc chuyển sang năng lượng tái tạo sẽ giết chết tăng trưởng nhu cầu dầu khá sớm. Nhưng giờ đây, có vẻ như những dự đoán này là còn quá sớm.
Theo báo cáo của Carbon Trackers, chính vì triển vọng nhu cầu này mà Big Oil đang gặp rủi ro khi đầu tư vào các dự án dầu khí trị giá hàng nghìn tỷ đô la mà sẽ không thể cạnh tranh trong một thế giới carbon thấp. Bởi vì thế giới carbon thấp này khá bất định, ngay cả khi có tất cả luật pháp và sự ủng hộ của các nhà quản lý tài sản với khối tài sản hàng nghìn tỷ đô la.
Tuần trước, giá khí đốt cao kỷ lục cùng với tốc độ gió thấp, là một bất ngờ khó chịu cho lưới điện của Vương quốc Anh, đã buộc National Grid ESO phải hoạt động một nhà máy đốt than. Phần năng lượng mà nhà máy này cung cấp là rất nhỏ, ở mức 3%, nhưng thực tế vẫn là một trong những nhà máy cắt giảm khí thải tham vọng nhất trên thế giới đã buộc phải sử dụng than bẩn bởi vì giá than ít bẩn là quá đắt, và tốc độ gió giảm quá ngắn vì thời tiết.
Trong khi đó, giá khí đốt cao kỷ lục và tốc độ gió thấp đang gây ra các cuộc biểu tình ở nhiều nơi của châu Âu khi hóa đơn tiền điện tăng cao. Với khí đốt, sự thiếu hụt là do sự kết hợp hiếm thấy của các sự kiện, bao gồm mùa đông kéo dài và sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động kinh tế ở châu Á, vốn đã giành thêm nhiều lô hàng LNG. Với gió, là do thời tiết. Cũng có thể xảy ra trường hợp Big Oil tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình như bình thường với dự đoán về sự chênh lệch giữa cung và cầu năng lượng nhiều hơn.
TotalEnergies của Pháp, tập đoàn dầu mỏ mới nhất đổi thương hiệu khỏi hoạt động kinh doanh chính của mình, đầu tháng này đã công bố khoản đầu tư 27 tỷ USD vào Iraq trong vòng 15 năm tới. Số tiền này sẽ hướng tới việc thúc đẩy tốc độ khai thác dầu tại một vài mỏ dầu phía nam, giảm đuốc khí để sử dụng khí đốt cho sản xuất điện tại địa phương và xây dựng trang trại năng lượng mặt trời.
Nguồn tin: xangdau.net