Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Dầu có thể sớm đạt mốc 100 USD?

Nhà phân tích cấp cao Craig Erlam của sàn giao dịch ngoại hối OANDA đã nói với City A.M. rằng giá dầu có thể đạt 100 USD/thùng trong quý đầu tiên, sau những đợt phục hồi dữ dội trong những ngày gần đây.

Dự báo lạc quan của ông theo sau bài bình luận tích cực về giá được công bố trong báo cáo cập nhật thị trường mới nhất của ông, khi ông lập luận rằng nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh nhu cầu phục hồi có nghĩa là giá cao vẫn tiếp diễn.

Erlam cho biết: “Sự mất cân bằng này đã dẫn đến giá tăng cao, điều này sẽ gây áp lực hơn nữa đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp vốn đang vật lộn với lạm phát cao. Hơn nữa, đà tăng không những không có vẻ hụt hơi mà thậm chí còn có thể tạo ra động lực mới. Mặc dù mức giá 90 đô la có thể đã kích hoạt một số hoạt động chốt lời và giảm giá nhẹ, nhưng điều này cho thấy giá sẽ không hạ nhiệt và thực tế chúng ta có thể sớm thấy dầu đạt mốc 100 đô la”.

Điều này diễn ra sau một dự báo trước đó từ các nhà môi giới ngoại hối vào tuần trước rằng giá có thể chạm mốc 100 đô la lần đầu tiên kể từ năm 2013 trong vòng vài tuần.

Nhà phân tích Jeffrey Halley của OANDA cho biết: “Giả sử Trung Quốc không bị suy thoái nghiêm trọng, Omicron thực sự trở nên biến mất, và với khả năng tăng sản lượng của OPEC+ rõ ràng là bị hạn chế, tôi không hiểu lý do gì mà dầu thô Brent không thể tăng lên 100 USD trong quý đầu tiên, và có thể sớm hơn”.

Dầu thô Brent đã phá vỡ mức cao nhất trong bảy năm, đóng cửa ở mức 89 đô la mỗi thùng sau khi tăng thêm một phần trăm, trong khi dầu thô WTI đang giao dịch gần 87 đô la sau khi tăng 1,4 phần trăm.

Điều này hoàn toàn trái ngược với sự sụt giảm mạnh hơn 10% của cả hai chuẩn dầu khi biến thể Omicron lần đầu tiên xuất hiện, với những lo ngại về ảnh hưởng của nó đối với nhu cầu hiện đang giảm bớt.

Hai nhà phân tích Daniel Briesemann và Carsten Fritsch của ngân hàng Commerzbank cho rằng thị trường cũng được hưởng lợi từ sự gián đoạn nguồn cung, điều này làm trầm trọng thêm lo ngại về việc thắt chặt nhu cầu.

Vụ cháy đường ống dẫn dầu từ Iraq đến Thổ Nhĩ Kỳ khiến dòng chảy ngưng trệ trong thời gian ngắn, làm gia tăng lo ngại về nguồn cung vốn đã eo hẹp.

Vụ nổ làm bùng lên ngọn lửa trên đường ống ở tỉnh Kahramanmaras, miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ được cho là do một cột điện rơi chứ không phải một vụ tấn công.

Tuy nhiên, đường ống vận chuyển dầu thô từ Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ để xuất khẩu, nó chỉ làm trầm trọng thêm lo ngại về chuỗi cung ứng.

Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng tổ chức OPEC+ liên tục không đạt được hạn ngạch sản xuất.

Mặc dù cam kết tăng nguồn cung thêm 400.000 thùng dầu mỗi ngày, nhưng sản lượng của nhóm vẫn thấp hơn 35% so với mức dự kiến, bất chấp nhu cầu tăng lên.

OPEC vẫn dự đoán nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 4,15 triệu thùng/ngày trong năm nay, với nhu cầu trung bình hàng ngày trên toàn thế giới là 28,9 triệu thùng/ngày.

Trong khi các dự báo trước đó là cung vượt cầu trong quý này, điều này sẽ đòi hỏi OPEC phải tăng nguồn cung liên tục khoảng 250.000 mỗi ngày trong tháng này, thấp hơn kỳ vọng nhưng vẫn là thách thức đối với tổ chức này.

Ngân hàng Commerzbank cho biết: “OPEC vẫn không thể đạt được điều này: trong tháng 12, sản lượng chỉ tăng 170.000 thùng/ngày. Sản lượng của các nước OPEC trong hiệp ước hiện thấp hơn 629.000 thùng/ngày so với mức đã thỏa thuận”.

Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị ngày càng leo thang giữa Nga và Ukraine cũng có thể thúc đẩy giá và gia tăng tình trạng thiếu hụt cung, gây căng thẳng chuỗi cung ứng và bất ổn kinh tế nghiêm trọng.

Nếu Nga xâm lược Ukraine trong những tuần tới, với việc điều hơn 100.000 quân ở gần biên giới hai nước, điều này có thể sẽ thúc đẩy đà tăng giá hiện tại.

Cùng với các yếu tố vĩ mô, Goldman Sachs đã viết trong báo cáo của mình vào tuần trước, rằng sự suy giảm cấu trúc của công suất dự phòng sẽ thúc đẩy giá hơn nữa vào mùa xuân này.

So sánh tình hình hiện nay với một đợt tăng đáng kể diễn ra vào năm 2004 do cạn kiệt công suất dự phòng, ngân hàng này cho biết: “Vào thời điểm chúng tôi gắn nhãn động lực này là 'sự thiếu hụt dài hạn tạo ra dư thừa ngắn hạn' vì giá tăng trong thời gian dài đã khiến nhu cầu suy yếu, điều đó cho phép tăng lượng tồn kho, tạo ra một lớp đệm về lượng tồn kho để thị trường dầu tránh tình trạng thiếu công suất dự phòng. Chúng ta rất có thể sẽ chứng kiến ​​một tình huống tương tự đối với dầu trong năm nay".

Nguồn tin: CityAM

© Bản tiếng Việt của xangdau.net

ĐỌC THÊM