Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Dầu có thể rớt xuống 40 USD nếu OPEC từ bỏ thỏa thuận

Trong nhiều bằng chứng cho thấy sản xuất dầu của Mỹ đang tiếp tục thay đổi thị trường dầu mỏ toàn cầu, Bộ trưởng tài chính Nga Anton Siluanov cho biết hôm thứ Bảy rằng Nga và OPEC có thể quyết định tăng sản lượng để giành thị phần với Mỹ. Những bình luận của ông lần đầu tiên được đưa bởi hãng tin Tass của Nga.

Siluanov nói rằng giá dầu thấp hơn sẽ có tác động tiêu cực đến sản xuất dầu của Mỹ, một lập luận cũng được đưa ra từ cuối năm 2014 khi Saudis tìm cách đẩy các nhà sản xuất Mỹ đóng cửa bằng cách mở vòi sản xuất cho dù thị trường toàn cầu đã bị tràn ngập dầu.

“Nếu thỏa thuận bị hủy bỏ, giá dầu sẽ giảm, rồi thì các khoản đầu tư mới sẽ sụt giảm, sản lượng của Mỹ sẽ thấp hơn vì chi phí sản xuất dầu đá phiến cao hơn so với sản lượng truyền thống”. Ông nói rằng giá có thể xuống 40 đô la mỗi thùng hoặc thậm chí thấp hơn nữa trong một năm, thêm vào đó là chưa có quyết định nào về thỏa thuận này và ông không biết liệu các nước OPEC có hài lòng với kịch bản này hay không.

Nhận xét của Siluanov không phải là không có tiền lệ. Nga đã ám chỉ trước đó rằng nước này có thể bắt đầu bơm thêm dầu, điều này sẽ khiến nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới vô hiệu hóa việc tham gia vào thỏa thuận cắt giảm OPEC + được đưa ra vào đầu năm để loại bỏ 1,2 triệu thùng/ngày ra khỏi thị trường trong sáu tháng, với thời gian xem xét lại sau lần này.

Thỏa thuận OPEC +, được thực hiện lần thứ hai trong ba năm, đã thành công trong việc giảm nguồn cung dầu toàn cầu, ngoài những diễn biến địa chính trị, trong đó có giảm sản lượng từ các thành viên OPEC như Iran, Venezuela và Libya. Theo đó, giá dầu toàn cầu đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 5 tháng, tăng 30-40% do nguồn cung thắt chặt.

Hôm thứ Sáu, dầu thô Brent giao dịch tại Luân Đôn đã tăng 72 cent, tương đương 1%, đạt mức 71,55 USD/thùng. Dầu thô của Mỹ, West Texas Middle (WTI) tăng 32 cent trong cùng phiên này, chốt ở mức 53,89 USD/thùng - tuần tăng thứ sáu liên tiếp của WTI. Và mặc dù có một số tin tức làm giảm giá vào đầu tuần, nhưng giá dầu thô đã được giữ quanh các mức này.

Saudi kiên trì không bỏ cuộc

Nếu như Nga đang do dự về cam kết duy trì thỏa thuận OPEC +, thì Ả Rập Xê Út cho thấy họ sẽ kiên trì. Khalid al-Falih, Bộ trưởng Năng lượng Saudi, cho biết hai tuần trước rằng ông rất lạc quan về viễn cảnh cam kết tiếp tục cho cắt giảm sản lượng của OPEC +. Trước đó, ông cho biết ông hy vọng các nhà sản xuất dầu khác sẽ sớm bắt kịp”.

Tuy nhiên, thực tế là các nhà sản xuất khác trong thỏa thuận, bao gồm Nga, không tuân thủ (với tỷ lệ tuân thủ thấp hơn) được như thỏa thuận OPEC + đầu tiên được thực hiện vào tháng 1 năm 2017, lần đó đã thành công trong việc mang tồn kho dầu của OECD về mức trung bình 5 năm và đẩy giá lên lại sau khi xuống dưới 30 USD mỗi thùng vào tháng 1 năm 2016.

Nếu Nga quyết định tăng sản lượng, Saudis sẽ phải đối mặt với tình huống không có lợi. Nếu Vương quốc nay giữ một phần của thỏa thuận cắt giảm dầu, nó sẽ nhượng lại thị phần của mình cho Nga, đặc biệt là ở Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á.

Tuy nhiên, nếu Vương quốc cũng từ bỏ thỏa thuận OPEC + và đẩy mạnh sản xuất để tranh giành thị phần, thì điều đó sẽ gây áp lực giảm giá dầu, đặc biệt là khi sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục đẩy mạnh. Tuy nhiên, liệu giá dầu có giảm xuống mức ảm đạm 40 USD/thùng như Siluanov dự đoán hay không thì vẫn chưa chắc chắn.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM