Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Dầu có bao giờ sẽ phục hồi về mức trước COVID?

Tháng 5 năm ngoái, Bernard Looney, Giám đốc điều hành của BP, nói rằng "coronavirus gây ảnh hưởng tới tiêu thụ dầu thô có khả năng kéo dài qua đại dịch - và thậm chí có lẽ đã dẫn đến nhu cầu" dầu đạt đỉnh". Một vài tuần sau đó bản đánh giá tài nguyên dầu thế giới năm 2020 của Rystad Energy cho thấy rằng sự suy thoái do Covid-19 sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu đạt đỉnh, tạo ra hạn chế cho nỗ lực thăm dò ở các khu vực ngoài khơi và kết quả là dầu có thể khai thác của thế giới sẽ giảm khoảng 282 tỷ tỷ thùng. Rystad lưu ý thêm rằng tổng tài nguyên dầu có thể khai thác còn lại dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 1.903 tỷ thùng.

Mặc dù phản ứng với những dự đoán trên là trái chiều, với những dấu hiệu của sự băn khoăn và lo lắng trong lĩnh vực dầu mỏ, sự thật của vấn đề là tình hình hiện tại mang lại một cuộc tranh luận rất chính đáng về vấn đề "nhu cầu dầu đạt đỉnh". Trong khi một số lượng lớn những người tham gia thị trường bác bỏ viễn cảnh thế giới đã đạt được nhu cầu dầu tối đa là tưởng tượng thuần túy, thì một cái nhìn sâu hơn về ba diễn biến cho thấy nhận thức của ông Looney về các nguyên tắc cơ bản của thị trường có lẽ không quá xa thực tế.

Do các biện pháp được đưa ra để chống lại đại dịch coronavirus và chỉ trong một tháng, thế giới đã chứng kiến nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu thu hẹp 22% so với con số nhu cầu trung bình 100 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2019. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo ​​nhu cầu sẽ tăng dần khi các quốc gia nới lỏng điều kiện phong tỏa và ước tính rằng trong cả năm 2020, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm 8,1 triệu thùng/ngày (mb / d) so với năm ngoái, trước khi phục hồi, với mức giảm 5,7 mb / d vào năm 2021.

Triển vọng kinh tế trong vài năm tới vẫn chưa chắc chắn. IMF dự đoán sự thu hẹp 4,9% trong GDP toàn cầu của năm nay, giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva, nói rằng “triển vọng tồi tệ hơn dự đoán bi quan của chúng tôi”, và Chủ tịch Fed Jay Powell cảnh báo rằng “sự phục hồi kinh tế của Mỹ có thể phải đến khi kết thúc năm 2021”. Do đó, nhu cầu dầu thô, vốn liên quan chặt chẽ đến tăng trưởng kinh tế, có thể không bao giờ phục hồi về lại mức của năm 2019.

Các nhà kinh tế đang bất đồng quan điểm về hình thức phục hồi sẽ diễn ra, dự đoán rằng điều này có thể ở hình chữ V, U, W hoặc thậm chí là L. Một số trong số họ cho rằng giá dầu đã chạm đáy, kinh tế toàn cầu sẽ hưởng lợi. Giá dầu thô thấp có thể có lợi cho các nước nhập khẩu dầu đang phát triển có nền kinh tế có thể trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng và do đó giúp thúc đẩy nhu cầu dầu tăng lên. Tuy nhiên, lời giải thích này là không có nhất là khi IMF và các tổ chức khác đã cảnh báo về hậu quả kinh tế tàn khốc đối với hầu hết các nền kinh tế mới nổi mà theo viễn cảnh có thể làm giảm mạnh GDP, và do đó, bất kỳ lượng dầu giá rẻ nào cũng không đủ để chống đỡ nền kinh tế ốm yếu của họ.

Nếu chúng ta xem xét các yếu tố quyết định tăng trưởng nhu cầu dầu, người ta có thể kết luận rằng nhu cầu nhiên liệu đường bộ và hàng không tương ứng với 57% tổng nhu cầu, là các phân khúc lớn nhất, với vận tải biển, hóa dầu và mục đích sử dụng khác theo sau. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng hiện nay, "giãn cách xã hội" có thể nổi lên như một chuẩn mực hành vi mới. Nhìn từ góc độ kinh doanh, sự dễ dàng thay thế sự hiện diện trực tiếp bằng phương tiện kỹ thuật số là khá đáng kinh ngạc. Do đó, chúng ta phải chuyển đổi gần như ngay lập tức sang làm việc tại nhà cho hàng triệu nhân viên văn phòng, một số lượng lớn có thể chọn không bao giờ quay trở lại làm việc toàn thời gian cho văn phòng của họ.

Nhưng hơn thế nữa, đó là sự nhận ra rằng có thể đạt được nhiều thành tựu hơn nữa nếu chúng ta bỏ thời gian phung phí với các cuộc họp gặp mặt trực tiếp, hội nghị và đi công tác lãng phí và cũng giảm quy mô của các công việc văn phòng. Không phải là chúng ta sẽ nhìn thấy sự chấm dứt của chúng nhưng với trải nghiệm mới nhất, nhiều công ty sẽ quyết định hạn chế đáng kể sự tương tác xã hội và cũng tiết kiệm chi phí bằng cách cắt giảm các công việc văn phòng cố định. Những tác động bất lợi đối với nhu cầu dầu mà những viễn cảnh như vậy hiện ra là rõ ràng với vận tải đường bộ và hàng không bị ảnh hưởng chủ yếu khi thực tế kinh doanh và xã hội mới hình thành.

Do đó, chúng ta phải thêm vào yếu tố một số quốc gia chống biến đổi khí hậu bằng cách giảm mức phát thải và chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch hơn như khí đốt tự nhiên và năng lượng tái tạo và bằng cách thúc đẩy xe điện. Trong tất cả các kịch bản do IEA triển khai, dầu vẫn duy trì sự thống trị của mình trong hỗn hợp năng lượng, nhưng thị phần chung của nó bị thu hẹp. Có vẻ như thế giới hậu coronavirus của chúng ta sẽ không ủng hộ cho việc sử dụng dầu nhiều hơn.

Trong khi đó, dường như có một nhận thức ngày càng lớn trong ngành dầu mỏ rằng sự bất thường về nhu cầu hiện tại không chỉ là sự điều chỉnh thị trường đơn thuần mà còn báo hiệu sự kết thúc của một kỷ nguyên. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rằng mặc dù nhu cầu chắc chắn sẽ phục hồi, nhưng đặc điểm của nó chắc chắn sẽ khác so với trước khủng hoảng. Mẫu số chung là khối lượng thấp hơn liên quan tới hầu hết các hoạt động, một yếu tố sẽ tác động tiêu cực đến nhu cầu dầu và do đó năm 2019 thực sự có thể được coi là năm khi đạt được "nhu cầu dầu cao nhất". Do đó, có một niềm tin rộng rãi rằng chúng ta đã đạt đến điểm uốn.

Tất nhiên, liệu chúng ta có thực sự đạt đến tình trạng nhu cầu dầu cao nhất hay không sẽ không được biết đến trong một vài năm, khi các nhà thống kê đưa ra con số cuối cùng.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM