Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Đằng sau cuộc khủng hoảng ngoại giao ở Vịnh Ba Tư là gì?


Một cuộc khủng hoảng ngoại giao bất ngờ đã nổ ra tại Vịnh Ba Tư vào ngày 5 tháng 6, khi một liên minh gồm nhiều quốc gia cô lập Qatar, một tiểu vương quốc giàu dầu mỏ và khí đốt. Trong một tuyên bố chung, Ả-rập Xê-út, Bahrain, UAE và Ai Cập đã tuyên bố họ sẽ chặn đường hàng không, đường bộ và đường biển đi và đến Qatar, và Riyadh sẽ cấm máy bay của Qatar sử dụng vùng trời của Saudi từ ngày 6 tháng 6.

Các quốc gia Ảrập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar và ra lệnh cho các nhà ngoại giao Qatar rời khỏi trong vòng 48 giờ. Qatar cũng đã bị đẩy ra khỏi liên minh do Ảrập Xêút đứng đầu tại Yemen. Cổ phiếu trên sàn giao dịch Qatar đã lao xuống mức thấp nhất trước thông tin trên, rớt 8% trong bối cảnh lo sợ rằng tăng trưởng kinh tế của nước này đang chậm lại.

Lý do chính thức là vì sự hậu thuẫn của Qatar cho chủ nghĩa khủng bố, trong đó có ISIS, nhưng các nhà phân tích chỉ ra những căng thẳng trong khu vực và sự chia rẽ ngày càng tăng trong Hội đồng Hợp tác Vịnh (GCC) là lý do thực sự cho sự rạn nứt đột ngột này.

Trong tất cả các quốc gia vùng Vịnh, có lẽ Qatar là có mối quan hệ gần gũi nhất với Iran, một quốc gia mà Ả-rập Xê-út coi là đối thủ chính trong khu vực và đây là điều mà hầu hết vùng Vịnh coi mối đe dọa tới an ninh khu vực. Qatar và Iran hợp tác trong mức độ nào đó về việc chia sẻ mỏ khí đốt tự nhiên North Field/South Pars khổng lồ, từ mỏ này Qatar khai thác phần lớn khí gas tự nhiên xuất khẩu và do đó tạo nên sự giàu có kinh khủng cho quốc gia này.

Sau đó, Qatar thực hiện bước tiến dài cho một dấu chân lớn hơn trong khu vực. Đất nước nhỏ bé này đã trở nên giàu có trong những năm 90 và đầu những năm 2000, và cố gắng biến tài sản đó thành quyền lực mềm thông qua đầu tư ra nước ngoài, truyền thông (bao gồm cả mạng lưới Al-Jazeera) và ngoại giao. Qatar đã tự xem mình là một "trung gian hòa giải" cho một số tranh chấp kéo dài nhất ở Trung Đông.

Tuy sở hữu một căn cứ không quân lớn của Mỹ và coi an ninh của mình gắn liền với sự hiện diện của Mỹ ở vùng Vịnh, nhưng Qatar thường tự xác định vị trí của mình là giữ thế trung lập về ngoại giao. Tiền của Qatar đã tài trợ cho các nhóm chống chế độ vốn hoạt động trong phong trào mùa xuân Ả rập và Doha chống lưng cho chính phủ Anh em Hồi giáo ở Ai Cập. Bất chấp vị trí của mình trong GCC, Qatar đã cố gắng tạo ra một chính sách đối ngoại độc lập. Theo một chuyên gia trong khu vực, thách thức bất ngờ của các quốc gia Ả Rập khác là một nỗ lực để "đưa Qatar trở thành gót chân."

Căng thẳng đã bắt đầu leo thang rõ rệt sau cuộc thăm viếng của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Ả-rập Xê-út vào tháng 5, điều này được nhiều người giải thích như là minh chứng rõ ràng cho vai trò lãnh đạo trong khu vực của Ả-rập Xê-út. Các nhà phân tích đang suy đoán rằng Ả-rập Xê-út và UAE đang cố gắng khiến Mỹ đi theo suy nghĩ của họ. Đã có mối liên kết rõ ràng trong triển vọng của Chính quyền Trump, trong đó coi Iran là một mối đe dọa lớn với Riyadh và Abu Dhabi.

Ngay sau chuyến viếng thăm của Tổng thống Trump, truyền thông Ả-rập Xê-út và UAE đã bắt đầu mở các cuộc tấn công bằng tuyên bố với Qatar, trong đó có cáo buộc rằng một cuộc điện thoại từ lãnh đạo Qatar- Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani với Tổng thống Iran -Hassan Rouhani là một nỗ lực nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước.

Sau đó, có những cáo buộc rằng Emir Tamim, trong một buổi lễ tốt nghiệp quân sự vào ngày 23 tháng 5, đã đề cập tới Iran như là "một thế lực lớn trong việc ổn định khu vực."

Qatar tuyên bố hacker đã đột nhập vào các trang web chính thức của nước này, và đăng những bình luận tích cực về Iran và Israel, điều mà hầu hết các quốc gia Ả rập tiếp tục phản đối một cách công khai. Những người có mặt tại nghi lễ ngày 23 tháng 5 khẳng định rằng Emir không phát biểu bất cứ thứ gì. Trong khi Doha tuyên bố những bình luận này là giả mạo và nhanh chóng bị xóa, thì sự có mặt của chúng đã cung cấp một lý do cho hành động của Saudi và các đồng minh để cô lập Qatar.

Tác động của động thái này sẽ không rõ ràng. Tuy Qatar là một trong những nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới, nhưng sản lượng dầu của nước này rất nhỏ và đã đồng ý tuân thủ việc mở rộng cắt giảm sản xuất của OPEC. Thị trường đã hồi phục một chút do những tin tức về những xung đột ở vùng Vịnh, nhưng sự thay đổi này chỉ có thể là một sự rung chuyển nhẹ chứ không phải là một trận động đất.

Qatar đã đảm bảo với Nhật Bản, một trong những khách hàng lớn nhất của họ, rằng mâu thuẫn ngoại giao sẽ không ảnh hưởng đến việc vận chuyển LNG của Qatar. Qatar cung cấp cho UAE khí đốt tự nhiên thông qua một đường ống, và mặc dù căng thẳng giữa hai nước nhưng có rất ít khả năng UAE sẽ từ chối khí đốt của Qatar, vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu điện trong những tháng hè.

Tuy nhiên, nếu căng thẳng giữa các thành viên GCC tiếp tục, nó có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực và an ninh của Eo biển Hormuz, ba mươi phần trăm lượng dầu thương mại của thế giới đi qua eo biển này mỗi ngày.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM