Chính phủ Đan Mạch cho biết nước này sẽ ngừng khai thác dầu từ Biển Bắc vào năm 2050, đồng thời cho biết họ sẽ hủy bỏ đợt cấp phép thứ tám, được công bố vào đầu năm nay.
Dù sao thì bỏ đợt cấp phép này cũng không thu hút được nhiều sự chú ý, chỉ có một ứng viên bày tỏ sự quan tâm sau khi hãng Total của Pháp rút lui, Reuters cho biết.
Đan Mạch không phải là nước sản xuất dầu và khí đốt quá lớn, với sản lượng trung bình hàng ngày trong năm nay ước tính đạt 83.000 thùng/ngày dầu và 21.000 thùng dầu tương đương. Tuy nhiên, đây là quốc gia lớn nhất trong Liên minh châu Âu, không bao gồm Na Uy và, từ năm tới, là không gồm Vương quốc Anh.
Đất nước Scandinavia nhỏ bé này cũng là một trong những quốc gia đặt mục tiêu khí hậu tham vọng nhất. Copenhagen có kế hoạch giảm 70% lượng khí thải so với mức của năm 1990 vào năm 2030 và trở thành nước không phát thải carbon vào năm 2050.
Bộ trưởng Khí hậu Dan Jørgensen cho biết trong tuyên bố chính thức về việc tạm ngưng thăm dò dầu khí ở Biển Bắc: “Chúng tôi hiện đang đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên hóa thạch và vạch ra một đường thẳng giữa các hoạt động của chúng tôi ở Biển Bắc và mục tiêu của Đạo luật Khí hậu về tính trung lập khí hậu vào năm 2050”.
Bộ trưởng nói thêm rằng những nhân viên ngành dầu khí trở nên thất nghiệp theo kế hoạch này sẽ nhận được sự giúp đỡ thông qua việc đào tạo thường xuyên để tìm việc làm mới. Các mỏ dầu và khí đốt sẽ được sử dụng để tích trữ carbon, Jørgensen cũng cho biết.
Việc chấm dứt hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch từ Biển Bắc, bao gồm đợt cấp phép thứ tám đã bị hủy, sẽ tiêu tốn của Đan Mạch khoảng 2,1 tỷ USD.
Đan Mạch đã đi đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo, với 30% năng lượng nước này sử dụng đến từ các nguồn tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và sinh khối. Đây là quốc gia có sản lượng điện gió bình quân đầu người cao nhất trong OECD, nhưng phần lớn sản lượng năng lượng tái tạo - khoảng 2/3 - đến từ sinh khối.
Nguồn tin: xangdau.net