Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Đại dịch làm trì hoãn các kế hoạch khai thác dầu của Ả Rập Xê Út và Kuwait

 

Cú sốc thị trường do đại dịch và giá dầu lao dốc được cho là ​​sẽ kéo lợi nhuận ròng của công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới và nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, Saudi Aramco.

Năm đại dịch 2020 cũng làm đảo lộn kế hoạch phát triển của gã khổng lồ Saudi Aramco tại các mỏ dầu mà họ đồng sở hữu với các nước khác trong Vùng Vịnh.

Vào đầu năm 2020, Saudi Arabia và Kuwait đang chuẩn bị thúc đẩy đáng kể sản lượng dầu ở khu vực trung lập giữa hai nước sau khi kết thúc 5 năm tranh chấp về quyền đặc nhượng. Cả hai bên đều có kế hoạch lớn để bơm tới 550.000 thùng mỗi ngày - tương đương 0,5% nguồn cung dầu toàn cầu hàng ngày - từ các mỏ đồng sở hữu vào cuối năm 2020.

Tuy nhiên, những sự kiện bất ngờ xảy ra vào năm ngoái đã dẫn đến các giếng dầu chỉ sản xuất khoảng 120.000 thùng/ngày, nghĩa là Saudi Aramco được 60.000 thùng/ngày do sản lượng được chia đều giữa Ả Rập Xê-út và Kuwait, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Aramco, Amin Nasser cho biết sau khi công bố kết quả kinh doanh năm 2020.

Đại dịch không chỉ làm giảm mạnh lợi nhuận của Aramco vào năm 2020, mà nó còn làm trì hoãn kế hoạch tăng cường sản xuất nhanh chóng từ ​​các mỏ dầu mà họ chia sẻ với Kuwait tại khu vực trung lập.

Khu trung lập có phân vùng (PNZ) được thành lập giữa Ả Rập Xê-út và Kuwait vào năm 1922 để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia láng giềng. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), tính đến năm 2015, công suất sản xuất dầu ở khu vực trung lập đạt tổng cộng 600.000 thùng/ngày, chia đều cho Kuwait và Saudi Arabia. Sản lượng từ khu vực này đạt trung bình khoảng 500.000 thùng/ngày ngay trước khi hai mỏ dầu Al-Khafji và Wafra đóng cửa vào năm 2014-2015.

Sự khác biệt về cách vận hành và mối quan hệ song phương ngày càng xấu đi dẫn đến việc ngừng sản xuất vào năm 2015. Điều tồi tệ hơn xảy ra khi Ả Rập Xê Út gia hạn nhượng quyền của Chevron cho mỏ dầu Wafra. Theo phía Kuwait, Riyadh đã làm điều đó mà không tham khảo ý kiến ​​của họ.

Một trong những cột mốc quan trọng mà Aramco tự hào trong bài thuyết trình năm 2020 là swh hoạt động trở lại tại mỏ dầu Al-Khafji.

Ngay sau khi chủ sở hữu của Saudi Aramco, Ả Rập Xê-út, phá vỡ hiệp ước OPEC + với Nga vào tháng 3 năm ngoái, góp phần vào sự sụp đổ của giá dầu, thì tổng sản lượng khai thác từ hai mỏ dầu, Al-Khafji và Wafra, đạt 320.000 thùng/ngày vào cuối năm 2020, Abdullah Mansi Al-Shammari, Phó Giám đốc điều hành Tài chính và Quản lý tại Kuwait Gulf Oil Company nói với Reuters.

Trong cuộc chiến giá giữa Ả Rập Xê Út với Nga vào tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2020, Kuwait thậm chí còn xuất khẩu lô dầu thô Khafji đầu tiên, sau gần 5 năm gián đoạn – trong thời gian đó các mỏ này không bơm dầu.

Nhưng sau khi thỏa thuận mới của OPEC + có hiệu lực vào tháng 5 năm 2020 để ngăn chặn một đợt sụt giá khác và giúp thị trường tái cân bằng khi đối mặt với nhu cầu nhiên liệu giảm, Ả Rập Xê Út, Kuwait và tất cả các thành viên OPEC + phải cắt giảm sản lượng dầu nhiều hơn nếu họ giữ thỏa thuận ban đầu.

Việc khởi động lại hoạt động sản xuất tại mỏ dầu Al-Khafji vào năm ngoái đã đánh dấu sự kết thúc của 5 năm gián đoạn do tranh chấp. Tuy nhiên, sản lượng thấp hơn nhiều so với dự kiến ​​từ khu vực trung lập cho thấy rõ những thách thức trong việc gia tăng sản lượng từ các mỏ dầu ngừng hoạt động trong nhiều năm và các quyết định vận hành đối với các mỏ dầu lớn ở Trung Đông phụ thuộc phần lớn vào chính sách của OPEC, được dẫn đầu bởi Saudi Arabia.

Các chính sách trong tương lai của OPEC+ về việc hạn chế nguồn cung dầu ra thị trường sẽ quyết định liệu hai mỏ dầu Al-Khafji và Wafra được sở hữu cùng với Kuwait có thể sớm bơm ra một khối lượng dầu thô đáng kể trở lại hay không.

Tính đến tháng Hai, công suất dự phòng của OPEC, chưa tính tới Iran, ở mức 7,7 triệu thùng/ngày, chủ yếu ở Trung Đông, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong báo cáo hàng tháng vào đầu tháng Ba, khi cơ quan này nói rằng với công suất "còn nhiều" và nguồn cung vẫn còn dồi dào, không có chuyện siêu chu kỳ cho dầu sắp xảy ra.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM