Thật là phản trực giác khi nói rằng nhu cầu dầu sụp đổ và kéo theo thừa cung vào năm 2020 có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung dầu chỉ trong vài năm tới.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều chuyên gia và các cơ quan quốc tế cảnh báo rằng thế giới có thể đứng trước tình trạng thiếu dầu khi nhu cầu dầu cuối cùng cũng sẽ hồi phục sau cuộc khủng hoảng do COVID gây ra vào cuối năm 2022 hoặc 2023.
Năm ngoái, đại dịch đã làm cắt giảm nhu cầu dầu toàn cầu, và dự kiến sẽ không trở lại mức trước khủng hoảng trong ít nhất một năm rưỡi nữa. Nhưng coronavirus cũng đẩy nhanh sự suy giảm cơ cấu trong các khoản đầu tư vào dầu mỏ thượng nguồn khi tất cả các công ty thăm dò và khai thác E&P. Các nhà sản xuất dầu mỏ, các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ cũng như các công ty dầu mỏ quốc gia đều cắt giảm chi tiêu vốn sau khi giá giảm.
Các khoản đầu tư vào nguồn cung dầu mới hiện đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Các nhà phân tích và giới dự báo cảnh báo nếu ngành công nghiệp này không tăng đầu tư vào lĩnh vực thượng nguồn trong những năm tới, thị trường dầu mỏ có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung sau khi nhu cầu dầu toàn cầu phục hồi.
Đầu tư thượng lưu ở mức thấp hơn nhiều năm
Đầu tư vào nguồn cung dầu mới không bao giờ có thể đạt được mức cao như năm 2014, ngay trước khi cuộc khủng hoảng dầu trước đó xảy ra vào năm 2015-2016 đã thúc đẩy ngành công nghiệp dầu mỏ đánh giá lại cách chi tiêu cho các dự án lớn.
Nhưng các khoản đầu tư năm 2020 đạt mức thấp mới.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến đầu tư toàn cầu vào dầu khí thượng nguồn sẽ giảm 32% so với cùng kỳ năm trước đó xuống 328 tỷ USD vào năm 2020, sau ba năm tăng trưởng đầu tư liên tiếp. Tốc độ suy giảm được dự báo trong đầu tư năm 2020 lớn hơn mức suy giảm 25-26% trong giai đoạn 2015-2016, trong khi giá trị của các khoản đầu tư năm 2020 giảm khoảng 60% so với mức đỉnh 779 tỷ USD vào năm 2014. IEA cho biết, sự sụt giảm đầu tư vào năm 2020 đã lấy khoảng 2,1 triệu thùng mỗi ngày ra khỏi nguồn cung dầu dự kiến vào năm 2025. IEA cũng cảnh báo rằng nếu các khoản đầu tư duy trì ở mức năm 2020 trong vòng 5 năm tới, nó sẽ làm giảm mức cung dầu được dự báo trước đó vào năm 2025 xuống gần 9 triệu thùng/ngày.
Năm nay, đầu tư vào thượng nguồn toàn cầu sẽ vẫn ở mức thấp, giống như năm 2020, Wood Mackenzie cho biết vào tháng trước, dự báo đầu tư vào dầu và khí ở thượng nguồn ở mức thấp nhất trong 15 năm, với chỉ 300 tỷ USD, giảm 30% so với mức đầu tư trước khủng hoảng vào năm 2019. “Thế giới có thể đang chìm trong cuộc khủng hoảng nguồn cung, mặc dù diễn ra sau năm 2021. Nhu cầu dầu phục hồi trở lại hơn 100 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022 làm tăng nguy cơ chênh lệch nguồn cung nguyên liệu vào cuối thập kỷ này, đẩy giá tăng vọt”, Simon Flowers, Chủ tịch kiêm Nhà phân tích trưởng tại WoodMac cho biết.
Thiếu hụt dầu vào năm 2021
Năm nay, đặc biệt là trong nửa cuối năm, có thể thấy nguồn cung dầu thiếu hụt hàng tháng ở mức cao nhất trong nhiều năm, theo một phân tích vào tháng 12 của Rystad Energy. Theo công ty tư vấn này, các đợt phong tỏa hiện tại dự kiến sẽ tạo ra dư cung 500.000 thùng/ngày trong tháng 2, 1,4 triệu thùng/ngày vào tháng 3 và mức dư nhỏ vào tháng 4, sau đó thị trường dự kiến sẽ phục hồi.
Dự báo này được công bố trước khi Ả-rập Xê-út gây bất ngờ cho thị trường vào tuần trước khi cho biết họ sẽ cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày so với hạn ngạch OPEC + trong hai tháng tới, khi nhu cầu dự kiến sẽ ở mức thấp nhất trong năm nay với việc phong tỏa trên khắp châu Âu và triển khai vắc xin chậm lại.
Thiếu hụt cung nghiêm trọng hơn vào cuối năm nay có thể giữ giá dầu đủ cao để đảm bảo sản lượng dầu của Mỹ nhiều hơn mức dự kiến hiện tại là khoảng 11 triệu thùng/ngày.
Bjornar Tonhaugen, Giám đốc Thị trường Dầu tại Rystad Energy, cho biết: “Như chúng tôi đã cảnh báo với khách hàng của mình trước đây, đá phiến là một con quái vật có thể chậm lại, nhưng không thể giết chết”.
Nguồn cung dầu trong bối cảnh nhu cầu chạm đỉnh
Đá phiến của Mỹ là một khoản đầu tư thu hồi vốn nhanh. Nhưng nếu thế giới muốn tránh tình trạng khan hiếm nguồn cung, sẽ cần vốn đầu tư nhiều hơn vào các dự án dầu truyền thống, không giống như đá phiến, những giếng dầu này có thể bơm dầu trong nhiều thập kỷ tới.
Các nhà phân tích cho rằng sự thay đổi lâu dài về tiêu thụ dầu sau đại dịch và quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ đẩy nhanh tiến độ nhu cầu dầu đạt đỉnh - ngày mà sau đó nhu cầu dầu toàn cầu sẽ ngừng tăng.
Ngay cả khi chúng ta đã đạt đến nhu cầu dầu cao nhất - mà hầu hết các nhà phân tích hiện nay đều nhận định là vào khoảng năm 2030 hoặc sớm hơn một chút - thế giới sẽ tiếp tục cần dầu.
“Nhu cầu dầu cao nhất không có nghĩa là chấm hết với dầu. Dầu sẽ tồn tại trong một thời gian rất dài”, Giám đốc điều hành của hãng BP, ông Bernard Looney cho biết vào tháng 10 năm ngoái, ngay cả khi công ty mà ông lãnh đạo đã cam kết giảm sản lượng dầu trong vòng một thập kỷ.
Với nhiều mỏ dầu lâu năm trên khắp thế giới, nguồn cung mới sẽ cần thiết chỉ để duy trì tốc độ sản xuất hiện tại. Một phần của nguồn cung đó có thể đến từ đá phiến của Mỹ, giá dầu cho phép, nhưng một phần khác dự kiến sẽ đến từ việc khai thác mỏ dầu truyền thống.
Nếu cuộc khủng hoảng chi tiêu vốn ở thượng nguồn năm 2020 kéo dài thêm vài năm nữa, thị trường dầu có thể rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn cung và giá tăng đột biến vào giữa những năm 2020.
Nguồn tin: xangdau.net