Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Đại chiến giá dầu: Ả Rập Saudi hụt hơi trước Nga

Thực tế cho thấy Nga đang quản lý rất tốt cuộc chiến dầu, tự tin, chủ động thực hiện kế hoạch đã vạch sẵn… 


Giá dầu tăng khi Saudi Aramco dính đòn tên lửa của Houthi

Mở đầu một cuộc chiến, bất kể đó là cuộc chiến tranh nóng, kinh tế hay chính trị…dễ dàng bao nhiêu thì kết thúc nó khó khăn bấy nhiêu. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bắt đầu một cuộc chiến là dễ dàng, bởi vì để bắt đầu nó, bạn phải chuẩn bị thật kỹ càng về các nguồn lực (tài chính, kinh tế, phương tiện), các phương án, kế hoạch hành động ngắn hạn, dài hạn), mục tiêu, mục tiêu chiến lược…những vấn đề này chúng đều cần thời gian…

Trong cuộc chiến giá dầu xảy ra làm đảo lộn thế giới dầu mỏ toàn cầu này giữa Nga và Ả Rập Saudi thì bên nào là bên mở đầu cuộc chiến? Câu trả lời đúng và trúng là Nga chứ không phải là Ả Rập Saudi. Và, nếu là Nga thì Putin và bộ tham mưu của Putin không đơn giản thích thì chiến mà nó phải được chuẩn bị rất, rất kỹ càng…

Chúng ta sẽ lần lượt chứng minh cho điều này, nhưng cần lưu ý rằng, với cuộc chiến bằng quân sự, để dự đoán ai thắng ai bại nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà không phải cứ đông quân, vũ khí trang bị hiện đại…là chắc thắng, bởi vì có khi địa thế, nghệ thuật quân sự (mưu, kế), ý chiến chiến đấu lại quyết định thành bại của cuộc chiến. Tuy nhiên trong cuộc chiến kinh tế, cụ thể là cuộc chiến giá dầu hiện tại thì căn cứ thực lực, nội lực là có thể dễ dàng dự đoán được phần thắng về ai…

1, Chuẩn bị về tiền cho cuộc chiến…

Với Nga. Doanh thu dầu khí, như đã thấy, nhảy múa xung quanh giá cả. Nhưng doanh thu phi dầu khí có sự tăng trưởng ổn định và liên tục, ngoại trừ những năm khủng hoảng 2014-15, tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với lạm phát.

Và năm 2019, không nằm trong lịch trình, là một kỷ lục về doanh thu phi dầu khí của Nga. Trong tổng doanh thu 20,2 nghìn tỷ rub thì chỉ có 7,94 nghìn tỷ rub thu nhập từ ngành dầu khí, còn 12,26 nghìn tỷ rub là thu nhập từ phi dầu khí (tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2018). Đó là, sự tăng trưởng của nền kinh tế, không liên quan đến dầu khí, hay đúng hơn là thu nhập từ nó, đang tiến hành với tốc độ nhanh hơn.

Hiện tại, nền kinh tế Nga phụ thuộc vào dầu khí chiếm 30%, nếu chiến tranh dầu mỏ tiếp diễn, và không có lựa chọn nào khác cho ngày hôm nay, thì trong năm 2020 hiện tại, doanh thu từ dầu khí trong ngân sách Nga sẽ có mọi cơ hội giảm xuống dưới 30%, đó là kỷ lục cho tất cả những năm hậu Xô Viết tồn tại.

Với sự phụ thuộc vào dầu khí chỉ là 1/3 trong nền kinh tế, Nga chỉ cần giữ nguyên nó và với số tiền sẵn có thì cuộc chiến này cho phép Nga chơi với thời gian dài, ít nhất là 5 năm – một thời gian khiến Ả Rập Saudi ớn lạnh…

Thực tế là với chính sách thuế hợp lý, Nga sẽ tăng mạnh thu nhập ngoài dầu khí và sẽ giảm tiếp xuống dưới 30% phần đóng góp của ngành dầu khí. Và có lẽ đây là câu trả lời tại sao vào đêm trước của cuộc chiến, Putin đã chọn ông Mikhail Mishustin – người đứng đầu ngành thuế Nga làm Thủ tướng khiến giới quan sát bất ngờ.

Bây giờ nói về tài chính của Ả Rập Saudi cho chiến tranh.

Nếu chi tiêu như trong 2015, khi đó vàng, dự trữ ngoại tệ của Ả Rập Saudi lên đến 630 tỷ dollar, nợ công là số 0 mà Ả Rập Saudi sẽ phá sản hoàn toàn vào năm 2017, dù IMF dự đoán trong cuộc chiến dầu giá thấp đó, Ả Rập Saudi sẽ trụ được khoảng 5 năm. Đây chính là vấn đề mà sau này Thái tử BMS quyết tâm thực hiện “tầm nhin 2030” để hạn chế bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ quá nhiều của nền kinh tế.

Trong khi đó năm 2020, Ả Rập Saudi lại có sự sa sút trầm trọng hơn. Cụ thể:

Có thể nói 73% trong tổng số thu nhập của Ả Rập Saudi là từ bán dầu. Năm 2019, tổng thu là 295 tỷ dollar thì chỉ có 80 tỷ dollar được thu từ ngoài dầu. Dự trữ vàng tương đương 500 tỷ dollar (Nga là 570 tỷ dollar), nợ công 180 tỷ dollar. Hạch toán cho nền kinh tế là giá dầu 71 dollar/thùng.

Nếu như ngay cả với giá dầu 60-65 dollar/thùng, nhà Saudis cũng phải chi khoảng 80 - 100 tỷ dollar mỗi năm từ dự trữ và bây giờ, con số này sẽ tăng gấp đôi. Cho nên, với dự trữ của Ả Rập Saudi hiện có 500 tỷ dollar thì đủ cho 2-2,5 năm. Trong khi đó chỉ với giá 40-45 dollar/thùng thì Nga đã không cần đụng vào tiền dự trữ.

Rõ ràng, với túi tiền hiện có, Ả Rập Saudi chỉ có thể duy trì một cuộc chiến khi giá dầu còn 25-30 dollar/thùng chỉ trong thời gian bằng tháng thay vì bằng năm như IMF đã tính trong năm 2015 (khi chưa vay nợ 180 tỷ dollar của IMF).

Như vậy, về tiền cho cuộc chiến, Ả Rập Saudi hầu như không chuẩn bị và không đủ cho hoạt động bình thường. Có lẽ chính vì thế nên Ả Rập Saudi mới ra đòn nhằm vào Nga bằng cú “blitzkrieg” nhằm hạn chế yếu tố thời gian không có lợi. Nhưng thật đáng tiếc, mở đầu cuộc chiến, đòn “tấn công chớp nhoáng” của Ả Rập Saudi tung ra đang ở mức chỉ bằng tuyên bố…(như bài trước đã dẫn)

2, Chuẩn bị cho tài nguyên

Nói gì thì nói, thực sự nếu Ả Rập Saudi bắt đầu một cuộc chiến giá dầu thì phải có năng lực sản xuất lớn, và kho dự trữ lớn, đầy. Chỉ có như vậy, anh mới tung ra thị trường với giá rẻ mạt như cho với số lượng lớn trong một thời gian dài mới hạ gục được đối thủ cạnh tranh.

Ả Rập Saudi có làm được điều này? Không, không thể. Tuyên bố rằng, Ả Rập Saudi sẽ tăng sản lượng lên 12,3 triệu thùng/ngày (12 triệu từ khai thác và 300 từ kho dự trữ), đồng thời giảm giá 6-8 USD/thùng cho khách hàng…là tuyên bố “vô tội vạ” và chính họ đã “đính chính” hôm 22/3 vừa rồi (như bài viết trước).

Các nhà phân tích Nga đã làm rõ “hỏa lực mồm” của Ả Rập Saudi bằng các con sồ thống kê như sau: Sau khi cơ sở dầu lớn nhất là Saudi Aramco bị dính tên lửa của Houthi thì Bộ trưởng năng lượng Saudi tuyên bố “Sản xuất dầu mỏ tại Ả Rập Saudi vào cuối tháng 9/2019 sẽ là 11 triệu thùng/ngày và vào tháng 11 sẽ lên tới 12 triệu thùng/ngày”.

Nhưng, nhìn vào số liệu thống kê hàng tháng của những tháng đó thì chúng ta sẽ phát hiện ra rằng vào tháng 10/2019, Ả Rập Saudi đã sản xuất trung bình 10,3 triệu thùng/ngày và vào tháng 11 chỉ là 9,9 triệu thùng/ngày.

Vậy muốn tăng sản lượng thì chỉ còn cách mở giếng mới, đầu tư vào sản xuất nhưng con số đầu tư vào sản xuất của Ả Rập Saudi không nói lên điều đó: báo cáo tài chính của Saudi Aramco đã được công bố theo đó, các khoản đầu tư vốn theo kế hoạch cho năm 2020 ít hơn năm ngoái (25-30 tỷ đô la so với 32,8 tỷ đô la năm 2019 và 35,1 tỷ đô la năm 2018.

Vậy con số 12 triệu thùng hứa hẹn ở đâu? Saudis không thể đạt được nó, và thực sự sản lượng dầu lớn nhất mà họ đã đạt được trong những năm gần đây là 11 triệu thùng/mỗi ngày - vào tháng 11 năm 2018. Đó là mức tối đa.

Tuy nhiên Ả Rập Saudi có thể lừa thế giới bằng xuất kho dự trữ để tăng số lượng lên 12 triệu thùng/ngày, nhưng Tổng dung lượng lưu trữ của vương quốc ước tính vào khoảng 230-250 triệu thùng. Vào đầu tháng 9, ước tính cho việc đổ đầy các bồn chứa là khoảng 180-190 triệu thùng. Thật khó để che giấu sự lấp đầy thực sự của chúng, vì các hồ chứa của Ả Rập Xê-út có mái nhà nổi, và do đó, mức độ của chúng có thể nhìn thấy rất rõ từ ngoài vũ trụ…

Như vậy có thể nói, tài nguyên cho cuộc chiến thì Ả Rập Saudi không hề có sự chuẩn bị cho cuộc đấu. Căn cứ vào năng lực sản xuất không lớn hơn 11 triệu thùng/ngày và kho dự trữ còn 180-190 triệu thùng thì vào ngày 1/4 tới, để tung ra thị trường 12,3 triệu thùng/ngày thì không quá 100 ngày, Ả Rập Saudi sẽ toang.

Đây là lý do vì sao Ả Rập Saudi đã vội đính chính rằng không thể cung cấp giá dầu hạ 8 USD/thùng như công bố (vô tội vạ) mà chúng ta đã đọc bài trước.

Với Nga, sản lượng của Nga 13 triệu thùng/ngày.

Nguồn tin: baodatviet.vn

ĐỌC THÊM