Theo một nhà phân tích dầu tại hãng tư vần công nghiệp JBC Energy GmbH, dầu Brent có thể sẽ giảm còn hoặc dưới 40 USD/thùng vào đầu quý I năm 2018 nếu không có sự cắt giảm sản lượng sâu hơn của OPEC.
Theo Richard Gorry, giám đốc điều hành của JBC Asia, giá chuẩn cho hơn một nửa lượng dầu thế giới này có thể kết thúc năm 2017 trong phạm vi 45 USD đến 47 USD/thùng, sau đó thị trường này sẽ chuyển sang “rất phức tạp." Mặc dù giá cả đang được hỗ trợ bởi sự thu hẹp lại gần đây của các kho dự trữ của Mỹ trong bối cảnh mùa lái xe đỉnh điểm hè thời điểm nhu cầu về nhiên liệu cao nhất, xu hướng này sẽ đảo ngược từ đầu tháng 9 do sức tiêu thụ suy yếu đi, ông nói.
Dầu Brent đã mở rộng đà tăng hôm thứ Tư tăng 80 cent tương đương 1,6% lên mức 51 USD/thùng.
"Brent có thể còn 40 USD và thậm chí thấp hơn nữa," Gorry cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Singapore hôm thứ Ba. "Đó không phải là những gì chúng tôi đang dự báo, nhưng chúng tôi không biết chính xác khu vực thị trường sẽ giao dịch và mức suy giảm của nó sẽ là như thế nào."
JBC đang đánh dấu nguy cơ giảm giá vì Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và một số quốc gia đối tác đang phải vật lộn với việc thực hiện hạn chế sản lượng nhằm giảm bớt sự dư thừa toàn cầu. Tại buổi họp đầu tuần này tại St Petersburg, Saudi Arabia đã hứa sẽ cắt giảm mạnh lượng xuất khẩu dầu trong tháng tới, nhấn mạnh cam kết của họ trong việc loại bỏ lượng cung vượt quá mức trong các thành viên khác của OPEC, Libya và Nigeria được cho biết là họ được tự do tiếp tục sản xuất.
"Nếu OPEC giữ nguyên và chúng ta có những hạn chế tương tự về sản lượng như vậy ngay cả trong quý I, chúng tôi đang nhìn thấy rất nhiều thặng dư trên thị trường", Gorry nói. "Để thực sự thắt chặt thị trường, OPEC sẽ phải cắt giảm nhiều hơn, và tôi không biết liệu họ có muốn làm điều đó hay không".
Thị trường giá xuống
Dầu đã quay lại thị trường giá xuống hồi tháng trước, sau khi từ bỏ hầu hết đà tăng đạt được sau thỏa thuận của OPEC vào cuối năm ngoái bắt đầu cắt giảm từ tháng 1. Ngoài trọng tâm xem xét xuất khẩu, cuộc họp tại St Petersburg đã không dưa bất kỳ thay đổi nào đối với thỏa thuận nguồn cung để điều chỉnh hiệu suất kém cỏi. Tuy nhiên, dầu thô đã tăng khoảng 10% trong tháng qua do hàng tồn kho của Mỹ đã có dấu hiệu suy giảm. Theo Gorry, nhu cầu sẽ chậm lại sau tháng 9, trong khi sản lượng dầu của các nhà sản xuất ở Brazil, Kazakhstan, Tây Phi và Trung Âu sẽ tăng trong nửa đầu năm tới.
Sản lượng của Mỹ tiếp tục tăng lên, đang khai thác 9,4 triệu thùng mỗi ngày, gần mức kỷ lục 9,6 triệu thùng trong năm 2015. Sản lượng của Mỹ có thể tăng lên 9,6 triệu thùng mỗi ngày vào cuối năm 2017, theo Gorry. Châu Á Thái Bình Dương là khu vực duy nhất sẽ giảm sản lượng khi Trung Quốc đóng cửa các giếng dầu, ông nói.
Nguồn: xangdau.net