Sự tăng trưởng bùng nổ của sản xuất đá phiến Mỹ đã làm hạn chế đà tăng của giá dầu quốc tế và dầu Mỹ WTI, san bằng những cắt giảm sản lượng của OPEC trong nửa đầu năm ngoái và góp phần vào tình trạng thừa cung xuất hiện vào nửa cuối năm 2018.
OPEC hiện đã ký một hiệp ước mới với các đồng minh không thuộc OPEC do Nga dẫn đầu để ngăn chặn việc giá dầu Brent giảm xuống 50 đô la một thùng, một mức giá không đủ để cân bằng ngân sách của bất kỳ một quốc gia sản xuất dầu nào ở Trung Đông.
Nhưng hậu quả của việc sản xuất dầu nhẹ của Mỹ gia tăng từ các mỏ đá phiến cũng đã gợn lên thông qua giao dịch và lưu lượng dầu quốc tế, khiến các nhà sản xuất có tiếng nói của OPEC như Saudi phải tranh đấu để giữ thị phần tại thị trường đáng giá nhất của họ và khu vực tiêu thụ dầu tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đó là Châu Á.
Nhờ sản xuất đá phiến bùng nổ, xuất khẩu dầu nhẹ của Hoa Kỳ đã tăng lên, giành lấy thị phần của các loại dầu nhẹ hơn Saudi và các thành viên OPEC đang xuất khẩu sang châu Á.
Hơn nữa, sản lượng dầu thô tăng ở Hoa Kỳ cũng dẫn đến xuất khẩu sản phẩm dầu cao hơn, kết hợp với xuất khẩu sản phẩm tinh chế cao hơn của Trung Quốc, đã tạo ra tình trạng dư cung sản phẩm ở châu Á, làm giảm lợi nhuận lọc dầu vào đầu tháng 12.
Sản xuất dầu thô của Hoa Kỳ đã và đang phá vỡ kỷ lục trong những tháng gần đây, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA). Tổng xuất khẩu xăng dầu của Hoa Kỳ cũng đã thiết lập kỷ lục trong năm qua, dữ liệu EIA cho thấy.
Theo số liệu từ Kpler do Bloomberg tổng hợp, xuất khẩu dầu thô nhẹ của Mỹ sang châu Á cũng tăng trưởng và ngay cả khi Trung Quốc lảng tránh dầu thô Mỹ, thì doanh số dầu của Mỹ bán tới thị trường trọng điểm châu Á của OPEC cũng duy trì tương đối ổn định kể từ tháng 8 năm nay.
Vì OPEC đang sẵn sàng cho một đợt cắt giảm sản xuất nữa bắt đầu từ tháng 1, chẳng hạn như, Ả Rập Xê Út rất muốn giữ thị phần của mình ở châu Á và gần đây đã giảm giá tháng 1 cho tất cả các loại dầu bán sang châu Á, trong khi lại nâng giá tất cả các loại dầu xuất tới Mỹ, Tây Bắc Âu và Địa Trung Hải. Saudi Aramco giảm giá bán tới châu Á mạnh nhất là dành cho các loại dầu Super Light và Extra Light, giảm lần lượt 2 đô la Mỹ và 1,50 đô la một thùng so với giá tháng 12. Giá bán chính thức (OSP) của Arab Light, Medium và Heavy cũng bị cắt giảm, từ 0,4 đến 1 đô la một thùng.
Theo các nhà phân tích, việc giảm giá mạnh nhất cho các loại dầu nhẹ hơn phản ánh nỗ lực của Ả Rập Xê Út nhằm giữ thị phần tại châu Á khi sự cạnh tranh từ dầu nhẹ của Mỹ khốc liệt.
Saudi và các thành viên OPEC khác cũng phải đối mặt với việc xuất khẩu sản phẩm tinh chế gia tăng ra khỏi Hoa Kỳ, cũng như Trung Quốc, điều này đang tạo ra một sự dư thừa xăng và naphtha, làm giảm lợi nhuận lọc dầu ở châu Á.
Đầu tháng 12, lợi nhuận lọc xăng tại trung tâm Singapore, được coi là chuẩn mực cho châu Á, đã xuống mức lỗ và tới mức thấp nhất so với giá Brent kể từ tháng 11 năm 2011. Biên lợi nhuận của xăng bị lỗ đã gây sức ép đến lợi nhuận lọc dầu chung của châu Á, khi ở mức thấp nhất vào đầu tháng 12 kể từ tháng 8 năm 2016, mặc dù giá dầu thô đang rớt, theo dữ liệu từ Refinitiv Eikon, do Reuters thực hiện.
Được biết Trung Quốc sẽ tăng hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu cho năm 2019 lên thêm 13%, điều này có thể gây thêm sức ép lên tình trạng dư cung sản phẩm.
Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, năm ngoái trung bình xuất khẩu hàng tháng các sản phẩm chưng cất nhẹ của Hoa Kỳ sang châu Á - bao gồm xăng và naphtha -đã tăng gần gấp ba mức xuất khẩu trong hai năm qua.
Xăng và các sản phẩm dầu khác xuất hiện ngay khi OPEC và các đồng minh bắt đầu cắt giảm sản lượng mới 1,2 triệu thùng/ngày. Đối mặt với sự cạnh tranh từ Mỹ về các loại dầu nhẹ hơn ở châu Á, OPEC và Ả Rập Xê Út đang chiến đấu hết mình để giành lại thị phần tại điểm đến xuất khẩu quý giá của họ.
Nguồn tin: xangdau.net