Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Đã đến thời điểm không thể trì hoãn

Tính từ thời điểm 21/7 đến nay, giá xăng đã giảm 31%, giá dầu giảm 19%. Việc trì hoãn điều chỉnh giá cước trong thời gian vừa qua được các doanh nghiệp đưa ra là do vướng nhiều thủ tục như:

 In giá vé mới, gửi thông báo đến đơn vị quản lý thuế và bến xe. Trước đòi hỏi của dư luận và bảo đảm quyền lợi của hành khách đi xe nên việc giảm giá cước vận tải đã đến thời điểm không thể trì hoãn.

 

Ông Nguyễn Tất Thành, giám đốc bến xe phía Nam Hà Nội cho biết, hiện đã có 10 doanh nghiệp (trong tổng số hơn 100 đơn vị hoạt động tại bến) chính thức niêm yết giá mới với mức giảm giá khoảng 10%. Đầu tiên là Công ty Cổ phần vận tải ô tô Nam Định và Tân Đạt, còn lại một số công ty khác cũng đã đăng ký hạ giá cước như Công ty cổ phần vận tải Điện Biên... Hiện nay, xe khách chất lượng cao của Tân Đạt chạy tuyến Hà Nội - Tp.Hồ Chí Minh đã giảm từ 560.000 đồng xuống còn 510.000 đồng/ khách. Tuyến Hà Nội - Nam Định cũng đã giảm từ 45.000 đồng xuống còn 40.000 đồng/khách…

 

Tại bến xe Mỹ Đình, các doanh nghiệp tham gia vận tảitại bến cũng đã đồng loạt giảm giá cước. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, giám đốc bến xe Mỹ Đình cho biết, hiện đã có 7 doanh nghiệp đề nghị giảm giá cước gồm: HTX vận tải Hoà Bình xin giảm 2 tuyến Mỹ Đình - Nam Định từ 50.000 xuống 45.000 đồng/khách và Mỹ Đình - Xuân Mai từ 20.000 đồng xuống còn 19.000 đồng/khách. Công ty vận tải hành khách Điện Biên cũng đề nghị giảm cước tuyến Hà Nội - Điên Biên từ 285.000 đồng/khách xuống còn 275.000 đồng/khách. Riêng tuyến Hà Nội - Quảng Ninh, với số đầu xe nhiều nhất tại bến, mới chỉ có Công ty vận chuyển hành khách Quảng Ninh đề xuất giảm từ 60.000 đồng xuống còn 50.000 đồng/khách.

 

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Phó cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam: Việc giảm giá cước vận tải với mức trung bình khoảng 10% là hợp lý. Đối với một số doanh nghiêp chưa có động thái giảm giá cước thì sớm muộn gì cũng phải điều chỉnh vì nếu không sẽ bị hành khách tẩy chay. Không những thế, theo Thông tư 86/2007/TTLT/BTC-BGTVT, nếu doanh nghiệp tự ý nâng giá hoặc duy trì giá cước vận tải không hợp lý với thực tế nếu bị phát hiện, cơ quan chức năng tại địa phương ( gồm liên ngành tài chính và giao thông ) sẽ có yêu cầu buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cước

(Kinh Tế Và Đô Thị)

ĐỌC THÊM