Trong ba tháng nữa, các bộ trưởng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ gặp gỡ các nhà sản xuất khác bao gồm Nga để thảo luận số phận của thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện tại sẽ kết thúc vào tháng 3 năm 2018.
Có hai lựa chọn chính: Hoặc chấm dứt hiệp ước này sau khi hết hạn vào tháng 3 hoặc kéo dài thêm sau đó. Có một cách thứ ba để OPEC tiếp tục nhưng nó không phải là mới và họ đã đi theo con đường đó nhiều lần trước đó và mỗi khi nhóm gặp khó khăn.
Hệ thống hạn ngạch không phải là mới. Đây là một trong những phương pháp lâu đời nhất để nhóm đối phó với tình trạng dư cung quá mức trên thị trường và để mục tiêu một mức giá hợp lý. Nhưng hệ thống này rất có vấn đề về bản chất và nó không dễ thực hiện vì nó đòi hỏi tính kỷ luật của tất cả người tham gia.
Vậy tại sao OPEC vẫn chưa sử dụng hạn ngạch kể từ khi bắt đầu giảm giá dầu hơn ba năm trước đây? Và tại sao OPEC lại cân nhắc trở lại hạn ngạch sau tất cả?
Bắt đầu với câu hỏi đầu tiên. Các điều kiện thị trường không giống nhau khi OPEC lần đầu tiên thực hiện hệ thống hạn ngạch vào đầu những năm 1980 hoặc khi nhóm thực hiện lần cuối vào năm 2011.
Một trong những vấn đề chính là hạn ngạch đó không làm việc tốt khi thị trường đang mở rộng hoặc khi tính kỷ luật của các thành viên của hiệp ước này yếu. Vào những năm 1980, nhu cầu đang giảm mạnh và hầu như không có tính kỷ luật. Kết quả là, một số quốc gia đã từng bán dầu với giá 5 USD/thùng, một trong những nhân viên tiếp thị nhớ lại khi ông chuẩn bị hóa đơn thanh toán.
Đến năm 2011, thị trường đã được mở rộng và nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ. Và với sự gián đoạn nguồn cung từ Libya và các nước khác, đó là một cơ hội vàng cho tất cả mọi nước thành viên từ bỏ hạn ngạch và bán càng nhiều càng tốt. Và họ đã làm. Vào năm 2014, nhu cầu không tăng nhiều như mọi người mong đợi vào đầu năm. Vì vậy, đã không có mở rộng. Hơn nữa, nguồn cung dồi dào làm phức tạp tình hình. Tuy nhiên, các quốc gia OPEC đã mất đi tính tự kỷ luật sau 3 năm sản xuất mạnh mẽ và bất kỳ lời kêu gọi giảm sản lượng nào cũng bị bác bỏ.
Bộ trưởng Dầu mỏ của Saudi Arabia, ông Ali Al-Naimi đã giải thích trong cuốn sách "Out of the Desert" của ông.
Saudi Arabia vào năm 2014 đã vươn tới tất cả mọi người trong và ngoài OPEC để đề nghị hợp tác nhưng không ai muốn tham gia tự áp đặt cam kết sản xuất. Saudi Arabia sau đó đã quyết định để cho thị trường tự hoạt động và những người ban đầu không muốn cắt giảm sẽ bị buộc phải cắt giảm sau này.
Thật vậy, OPEC và những nước sản xuất khác sau đó đã nhận ra rằng họ không thể để cho thị trường tự điều chỉnh vì vậy họ đã quay trở lại quản lý sản xuất nhưng lần này với một hệ thống khác.
Thay vì là hạn ngạch, OPEC và các nhà sản xuất dầu khác bên ngoài OPEC, trong đó có Nga – đã từ chối cắt giảm vào năm 2014, đã quyết định giảm tổng sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày. Chuyển sang câu hỏi thứ hai. Tại sao OPEC nên xem xét lại hạn ngạch hiện nay? Hệ thống hạn ngạch là một hệ thống công bằng phân bổ cho mỗi quốc gia một thị phần tương ứng với năng lực sản xuất của nước đó và các yếu tố khác như quy mô dân số và nguồn lực. Vì vậy, thay vì cắ giảmt, họ có thể sản xuất, nhưng dưới một trần được thông qua. Có bốn vấn đề quen thuộc.
Thứ nhất, rất khó để thống nhất một hạn ngạch nhất định cho mỗi quốc gia.
Thứ hai, nó không hoạt động nếu sự tuân thủ yếu kém.
Thứ ba, nó cần được giám sát và điều chỉnh thường xuyên để duy trì mức độ phù hợp để giữ thị trường cân bằng.
Cuối cùng, các nhà sản xuất không thuộc OPEC không quen thuộc với một hệ thống như vậy và một số nước như Nga có các vấn đề nội bộ để áp đặt nó vào các công ty thương mại.
Tuy nhiên, vấn đề chính là các thành viên của OPEC không cùng có những khả năng như nhau.
Đối với một số nước như Algeria và Ecuador, họ không có trữ lượng có thể kéo dài 80 năm như Iraq, Saudi Arabia, hoặc Kuwait - vì vậy họ cần phải sản xuất ở mức cao nhất và sớm nhất.
Những nước khác như Nigeria, Iraq và Iran có dân số lớn nên họ cần nhiều tiền mặt hơn các nước khác với dân số ít ỏi như Kuwait và UAE. Vì vậy, nhất trí về một hạn ngạch là rất khó khăn và các mối quan hệ chính trị cũng cần phải mạnh mẽ giữa các quốc gia để tất cả mọi người cùng tham gia. Do đó, những người đứng đầu những nước OPEC cần gặp nhau nhiều hơn. Cuộc họp cuối cùng đã được tổ chức vào năm 2007.
Điều quan trọng hơn chính là các thành viên của OPEC cần phải thay đổi tư duy và họ phải tôn trọng các thoả thuận và ngừng đổ lỗi cho nhau về mức tuân thủ thấp như cựu quan chức OPEC Abdulsamad Al-Awadhi nói.
"Một hệ thống hạn ngạch OPEC không có kỷ luật và tỷ lệ tuân thủ ít nhất là 75% là hoàn toàn thất bại", ông kết luận sau gần 30 năm làm việc với OPEC.
Nguồn: xangdau.net