Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cuộc khủng hoảng thực sự đối với dầu rồi sẽ đến

 

Hãng năng lượng của Ý, Eni, đã mô tả năm 2020 là một “năm chiến tranh”, liên quan đến cuộc khủng hoảng năng lượng khi đối mặt với một đại dịch toàn cầu. Nhưng có thể còn quá sớm để coi những vấn đề phải đối mặt năm ngoái là dĩ vãng. Eni đang cam kết hạ giá dầu mà công ty có thể hòa vốn vào năm 2021, như một biện pháp để giải quyết sự bất ổn của nền kinh tế dầu mỏ trong những tháng tới. Francesco Gattei, Giám đốc tài chính tại Eni, nói rằng “Sự biến động đang tăng lên mỗi năm”, nhấn mạnh sự cần thiết phải chuẩn bị cho nhu cầu năng lượng trong tương lai.

Năm 2020, nhu cầu nhiên liệu toàn cầu giảm trung bình 30%. Mặc dù nhu cầu dường như đang tăng đều đặn khi các lệnh hạn chế liên quan đến Covid-19 được nới lỏng, nhưng điều đáng lo ngại là nhu cầu này có thể sẽ không sớm tăng lên mức trước đại dịch được.

Hai hãng dầu mỏ khổng lồ BP Plc và Total SE đã công bố các dự báo trong đó đưa ra giả thuyết rằng nhu cầu dầu đã ở mức cao nhất vào năm 2019, và do đó hiện đang suy giảm. Điều này xảy ra khi sản lượng dầu và nhiên liệu lỏng toàn cầu ở mức cao nhất 94,25 triệu thùng/ngày vào năm 2020, giảm từ 100,61 triệu thùng/ngày vào năm 2019. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng, con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 97,42 triệu thùng/ngày vào năm 2021.

Do đó, năm 2020 là thời điểm hoàn hảo để cho các nhà môi trường vận động chiến dịch chuyển hướng sang năng lượng tái tạo; do nhu cầu và giá dầu lao dốc vào tháng 4 năm ngoái. Khi hàng chục quốc gia nhất trí với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris vào tháng 12, với những hứa hẹn như phát thải net-zero trong 30 năm tới, nhiều chính phủ và nhà đầu tư cũng đã gây áp lực lên các công ty năng lượng để phát triển các chiến lược tái tạo.

Nhu cầu dầu sụt giảm trong năm ngoái đã buộc các nhà máy lọc dầu ở châu Á và Bắc Mỹ phải đóng cửa hoặc hạn chế sản lượng, đặc biệt là dọc theo Bờ Vịnh Hoa Kỳ do các công ty lo ngại nhu cầu bị mất có thể không bao giờ quay trở lại.

Tại Mỹ, những thông báo đóng cửa này bao gồm nhà máy lọc dầu Royal Dutch Shell lớn nhất ở Convent, Louisiana, cũng như các nhà máy lọc dầu của Marathon Petroleum ở Martinez, California và Gallup, New Mexico. Nhật Bản, Singapore, Philippines, Australia và New Zealand đều đã đóng cửa nhà máy lọc dầu trong năm 2020. Câu hỏi đặt ra là liệu các nhà máy trên khắp châu Âu có thể đương đầu với khó khăn này đủ lâu để nhìn thấy nhu cầu tăng lên hay không.

Chuẩn dầu quốc tế, Brent Crude, cuối cùng đã vượt mốc 50 USD/thùng trong tháng này, sau nhiều tháng biến động. Tuy nhiên, Gattei tại Eni cho rằng cần phải giảm chi phí của công ty để mức giá mà họ hòa vốn thấp hơn mức này, như một biện pháp phòng vệ sau một năm khó khăn như vậy đối với ngành dầu khí.

Khi OPEC + đồng ý tăng mức sản xuất 75.000 thùng/ngày vào tháng Hai, với việc Ả Rập Xê Út tự nguyện giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng Hai và tháng Ba khiến giá tăng vọt, các nhà đầu tư phải cân nhắc xem liệu có nên tiếp tục đầu tư vào dầu hay chuyển sang các lựa chọn thay thế; phải đối mặt với sự biến động tiềm tàng về nhu cầu trong những tháng tới và sự không chắc chắn về các thỏa thuận OPEC trong tương lai.

Trong khi các công ty năng lượng đã cố hết sức để duy trì tương đối ổn định trong suốt năm 2020, thì tác động tiềm tàng của nhu cầu năng lượng thấp và biến động giá cả vào năm 2021 có thể là một cú đẩy quá xa. Khi chính phủ và các quỹ tài trợ khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo và tiếp tục có sự không chắc chắn xung quanh triển vọng dầu cho năm 2021, câu hỏi đặt ra là liệu các ông lớn dầu mỏ có thể sống sót nổi qua thêm một năm đầy biến động nữa hay không.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM