Nguồn cung năng lượng giảm do các lệnh trừng phạt đối với Nga và việc Moscow đóng cửa các tuyến đường ống xuất khẩu khí đốt quan trọng sẽ khiến châu Âu phải giành nahu dầu và khí đốt sau mùa đông tới vì cuộc khủng hoảng hiện tại không phải là "câu chuyện của một mùa đông", theo các nhà phân tích tại công ty tư vấn Energy Aspects.
“Đây không phải là câu chuyện của một mùa đông, chúng ta rất rõ điều đó”, Amrita Sen, người sáng lập kiêm giám đốc nghiên cứu tại Energy Aspects, nói với kênh truyền hình Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn vào thứ Sáu.
Châu Âu sẽ cần phải phân bổ nhu cầu để có thể cân bằng thị trường, không chỉ trong mùa đông năm nay mà cả mùa đông năm sau, và có thể là mùa đông sau đó nữa, bà lưu ý.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đã đẩy Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - rơi vào tình trạng suy thoái, sẽ trầm trọng hơn khi chúng ta bước vào những tháng mùa đông trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng và khí đốt tự nhiên đang diễn ra, ngân hàng trung ương Đức cảnh báo trong báo cáo hàng tháng vào đầu tuần trước. Đức cũng đã quốc hữu hóa nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất nước, Uniper, để ngăn chặn việc phá sản của các nhà cung cấp năng lượng và khí đốt của Đức. Trên khắp châu Âu, các ngành công nghiệp buộc phải hạn chế hoặc ngừng sản xuất do giá năng lượng tăng cao và một số hiệp hội ngành công nghiệp châu Âu cho rằng các đề xuất của Ủy ban châu Âu nhằm giảm giá năng lượng và giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng là không đủ để giúp họ sống sót qua mùa đông.
Nhận định về thị trường dầu, Energy bà Sen nói với Bloomberg rằng thị trường dầu sẽ chứng kiến quý cuối cùng của năm nay rất biến động. Từ đầu năm cho đến nay là thời gian có mức biến động cao thứ hai kể từ năm 1990, mức biến động cao nhất là vào năm 2020.
Bà nói thêm: “Chúng tôi dự báo giá sẽ cao hơn nhiều vào cuối năm,” và dự báo giá dầu vào cuối năm là khoảng 120 đô la/thùng.
Sau khi lệnh cấm vận của EU có hiệu lực, về mặt lý thuyết, Ấn Độ và Trung Quốc có thể mua thêm dầu của Nga, nhưng phía ngân hàng sẽ thận trọng với các lệnh trừng phạt thứ cấp từ Mỹ và điều này có thể hạn chế khả năng xuất khẩu dầu của Nga, bà nhận định. Ngoài ra, việc Nga chở rất nhiều dầu trên các tàu đến châu Á và sau đó tìm người mua sẽ làm tăng cước vận chuyển hơn nữa.
Nguồn tin: xangdau.net