Trong khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô của OPEC+ và phản ứng từ phía Mỹ chiếm hầu hết các tiêu đề, thì một cuộc khủng hoảng trước mắt đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Các kho dự trữ dầu diesel và nhiên liệu chưng cất khác trên toàn cầu đã giảm trong một thời gian và không có sự đảo ngược xu hướng này trong tương lai. Mặt khác, nhu cầu ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt ngày càng lớn.
Tình hình đã trở nên nghiêm trọng đến mức người mua ở Hoa Kỳ đã bắt đầu mua các lô dầu diesel ban đầu dự định vận chuyển đến châu Âu.
Reuters đưa tin vào đầu tháng này rằng ít nhất ba tàu chở dầu diesel từ Trung Đông đã đổi hướng giữa hành trình và hiện đang đi đến Hoa Kỳ. Và cuộc cạnh tranh mới này sắp căng thẳng.
Nguyên nhân của sự thiếu hụt là do khoảng cách giữa công suất lọc dầu và nhu cầu nhiên liệu. Đại dịch đã chứng kiến rất nhiều nhà máy lọc dầu đóng cửa, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Không chỉ do đại dịch mà dự đoán về sự bùng nổ nhu cầu đối với xe điện sẽ khiến nhiều công suất lọc dầu không được dùng tới cũng góp một phần nguyên nhân, như John Kemp của Reuters đã lưu ý trong một bài báo vào tuần trước.
Tuy nhiên, sự bùng nổ này vẫn chưa thành hiện thực. Trong khi đó, nhu cầu nhiên liệu vẫn tăng mạnh, dẫn đến tình trạng thiếu hụt. Ở châu Âu, có những yếu tố góp phần, chẳng hạn như cuộc đình công của các công nhân nhà máy lọc dầu ở Pháp, khiến tình trạng thiếu hụt trở nên tồi tệ hơn nhiều, và việc đóng cửa nhà máy lọc dầu liên quan đến kế hoạch bảo trì sắp tới.
Châu Âu hiện đang mua rất nhiều dầu diesel của Nga để lấp đầy khoảng trống, nhưng điều này sẽ phải dừng lại vào tháng Hai tới khi lệnh cấm vận đối với nhiên liệu của Nga có hiệu lực, càng làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã phức tạp với việc nguồn cung các sản phẩm chưng cất trung gian ở một khu vực tiêu thụ lớn.
Argus đưa tin trong tuần này rằng châu Âu đang gặp phải một cú sốc lớn về nguồn cung dầu diesel do tồn kho thấp và nhu cầu tăng mạnh. Và mức tồn kho có liên quan rất nhiều đến tình trạng ngừng hoạt động bất ngờ tại các nhà máy lọc dầu ở châu Âu trước mùa bảo dưỡng, bao gồm sự sụt giảm sản lượng nhiên liệu của Pháp trong 4 tuần trong bối cảnh công nhân đình công.
Chưa kể, bài báo cũng dẫn lời các thương nhân cho biết có rất ít động lực để tăng dự trữ dầu diesel trong tình hình thị trường hiện nay: dầu diesel hiện đang trong cấu trúc backwardation mạnh (giá giao kỳ hạn xa thấp hơn giá giao ngay), vì vậy từ quan điểm của các nhà máy lọc dầu và các nhà kinh doanh hàng hóa, việc tích trữ là không hợp lý.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, các kho dự trữ sản phẩm chưng cất đã giảm xuống còn 106 triệu thùng, đây là mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận về các kho dự trữ này từ năm 1982, Kemp đưa tin. Tình hình tại Châu Âu đang tốt hơn một chút, với dự trữ sản phẩm chưng cất ở mức 360 triệu thùng vào cuối tháng 9, mức thấp nhất theo mùa kể từ năm 2007.
Hoa Kỳ đã xuất khẩu rất nhiều dầu diesel sang châu Âu gặp khó khăn, nhưng bây giờ mọi thứ đang thay đổi, và không chỉ vì các lô hàng đang được chuyển hướng từ châu Âu đến bờ biển Hoa Kỳ. Các nhà máy lọc dầu ở Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu có thể xảy ra.
Được Nhà Trắng đề xuất vào đầu năm nay, ý tưởng cấm xuất khẩu nhiên liệu nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa đã khiến Giám đốc điều hành của Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ và người đứng đầu Cơ quan Sản xuất Nhiên liệu và Hóa dầu Hoa Kỳ cảnh báo không nên thực hiện một động thái như vậy.
Lệnh cấm xuất khẩu có thể làm “giảm mức tồn kho, giảm công suất lọc dầu trong nước, gây áp lực lên giá nhiên liệu tiêu dùng và khiến các đồng minh của Mỹ xa lánh trong thời kỳ chiến tranh”, Mike Sommers từ API và Chet Thompson của AFPM viết cho Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm.
Tuy nhiên, ngay bây giờ, người mua Hoa Kỳ đang mua dầu diesel từ châu Âu theo cách tương tự như châu Âu đã từng săn lùng LNG ban đầu dự định tới các điểm đến châu Á. Và nguồn cung không tăng đủ nhanh vì không có đủ công suất lọc dầu để nó tăng đủ nhanh hoặc thậm chí đủ đáng kể. Và điều này gây ra nhiều rắc rối hơn cho cả Châu Âu và Hoa Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực lạm phát.
Nguồn tin: xangdau.net