Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cuộc khủng hoảng của Thổ Nhĩ Kỳ và mối đe dọa đối với thị trường dầu mỏ

Cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng lây lan sang các thị trường mới nổi khác, và kết quả là có thể kéo theo sự tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Bên ngoài, tranh cãi giữa chính phủ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc một mục sư bị bắt giữ có vẻ giống như một cuộc xung đột chính trị tập trung hạn hẹp. Tuy nhiên, tranh cãi này đã nhanh chóng bùng nổ trở thành một cuộc khủng hoảng kinh tế cho Thổ Nhĩ Kỳ, và sự sụp đổ này có thể được cảm nhận trên khắp thế giới. Vào thời điểm thị trường dầu gặp phải tình trạng thiếu hụt nguồn cung đáng kể, thì sự trì trệ kinh tế đóng góp vào sự không chắc chắn, có khả năng sẽ làm đảo ngược nhu cầu dầu trong năm nay và năm sau.

Cuộc khủng hoảng đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ

Chính quyền Trump đã công bố tăng gấp đôi thuế thép và nhôm vào háng hóa Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 10 tháng 8, khiến đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ, lira, lao dốc. Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố một loạt các mức thuế trả đũa đánh vào xe hơi, rượu, thuốc lá và các sản phẩm khác của Mỹ một vài ngày sau đó, với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cam kết sẽ chống lại những gì mà chính quyền của ông gọi là “cuộc đảo chính kinh tế”.

Vấn đề tiền tệ là kết quả của sự kết hợp các yếu tố riêng trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ và hậu quả của sự suy giảm rộng hơn trong môi trường vĩ mô. Tỷ lệ chi tiêu nợ của Thổ Nhĩ Kỳ trong thập kỷ qua đã tạo ra những điều kiện cho một sự thay đổi đột ngột trong tâm lý nhà đầu tư. Tranh chấp thuế quan chỉ là tia lửa trong một cuộc khủng hoảng đã được xây dựng trong một thời gian khá dài.

Tuy nhiên, lira lao dốc cũng xảy ra trong bối cảnh đen tối đối với tiền tệ thị trường mới nổi rộng rãi hơn. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lãi suất nhiều lần trong năm qua, và đã vạch ra một số lần tăng lãi suất trong năm nay và năm 2019. Việc thắt chặt lãi suất cho thấy sự kết thúc của một chiến dịch 10 năm để giữ lãi suất gần bằng không sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lãi suất cao hơn đang đẩy giá trị của đồng đô la tăng lên, gây áp lực lên các đồng tiền khác trên thị trường mới nổi.

Rủi ro tiền tệ đang lan ra trên khắp thế giới. Argentina đã hứng chịu sự suy giảm mạnh của đồng peso đầu năm nay, buộc ngân hàng trung ương phải ban hành quyết định tăng lãi suất. Cuối cùng, chính phủ Argentina phải chuyển sang IMF để nhận tiền cứu trợ. Chỉ trong tuần này, khi cuộc khủng hoảng đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ bùng nổ, ngân hàng trung ương của Argentina phải tăng lãi suất thêm 5 điểm phần trăm, và Argentina hiện có một số mức lãi suất cao nhất thế giới. Đồng peso đã mất hơn một nửa giá trị của nó trong năm nay.

Brazil là một quốc gia khác đã bị rung chuyển bởi đồng đô la mạnh hơn. Đồng tiền của quốc gia này, thực tế, đã mất đà tăng trước đồng đô la vào đầu năm nay vào thời điểm giá dầu thế giới tăng. Kết quả là giá nhiên liệu tăng mạnh, gây ra các cuộc biểu tình trên toàn quốc từ những người lái xe tải và công nhân dầu mỏ, và đang làm tê liệt nền kinh tế của đất nướ này.

Sự biến động trong nhiều loại tiền tệ trong thị trường mới nổi, khi được xem xét riêng biệt, có vẻ như các sự kiện không liên quan. Nhưng Cục dự trữ liên bang Mỹ và sự kết thúc của môi trường lãi suất gần như bằng không trong mười năm đang đóng một vai trò trong việc làm bất ổn toàn bộ nền kinh tế. Điều đó đã đúng cho phần lớn năm 2018. Sự sụp đổ đột ngột trong đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ, có thể là do vấn đề duy nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng bên ngoài bao gồm cả sức mạnh của đồng đô la, có thể dẫn đến nguy cơ bán tháo trên khắp các thị trường mới nổi. Kết quả cuối cùng có thể là nguy cơ giảm nghiêm trọng đối với thị trường dầu vì dầu trở nên vô cùng đắt đỏ với hàng triệu người.

Thổ Nhĩ Kỳ đã không miễn dịch với các lực này, và lira đã mất giá trong suốt năm 2018. Những đám mây kinh tế đen tối và áp lực ngày càng tăng từ đồng đô la mạnh lên khiến đồng lira gặp nguy hiểm. Các mức thuế của Mỹ đối với hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã đẩy đồng tiền này lao sâu xuống đáy.

Vấn đề đối với Thổ Nhĩ Kỳ là ngân hàng trung ương thiếu sự độc lập và, do áp lực chính trị, có khả năng không thể tăng lãi suất đủ cao để bù đắp tình trạng hỗn loạn tiền tệ. “Nền kinh tế này cần các biện pháp quyết liệt vào lúc này. Nhưng ngân hàng trung ương này sẽ không bao giờ thực sự đưa ra được một quyết định tăng vọt mà sẽ cho thị trường thấy rằng họ đang nghiêm túc,” Nafez Zouk, nhà kinh tế tại Oxford Economics, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Thị trường dầu dễ bị tổn thương bởi khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tiền tệ không bị giới hạn trong lĩnh vực chính sách tiền tệ. Ảnh hưởng của nó sẽ có tác động tức thời đến thị trường dầu mỏ. Bởi vì dầu được định giá bằng đồng đô la Mỹ, đồng bạc xanh mạnh lên sẽ khiến dầu đắt tiền hơn nhiều so với đồng nội tệ. Năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á phần nào là kết quả của lãi suất cao hơn và đồng đô la Mỹ mạnh hơn, dẫn đến sự sụt giảm tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu. Người ta có thể rút ra một số điểm tương đồng với tình trạng khó khăn hiện tại.

Chỉ số giao dịch đô la, đo lường sức mạnh của đồng đô la so với các đồng tiền thị trường mới nổi, gần mức cao nhất kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang biên soạn chỉ số này bắt đầu vào năm 1995. Nói một cách khác, sức mạnh của đồng đô la đang trở thành trọng lượng đè bẹp tiền tệ thị trường mới nổi.

Ở những nước đã chứng kiến ​​những biến động tiền tệ nghiêm trọng như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Brazil, Ấn Độ, Mexico, Nga, Nam Phi và Indonesia, cú sốc của xăng và dầu diesel đối với người tiêu dùng đã rất đột ngột và nghiêm trọng. Ví dụ, trong khi giá dầu thô Brent đã tăng khoảng 7 phần trăm trong năm nay tính theo đồng đô la Mỹ, ở Ấn Độ, hiệu ứng giá này là gấp hai lần do sự sụt giảm của đồng rupee so với đồng đô la. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi lira đang lao dốc, nhập khẩu dầu hiện nay đắt hơn 60%.

"Thổ Nhĩ Kỳ đang bị ảnh hưởng bởi một cú đúp trong năm nay: Đây là một trong những nền kinh tế đô la hóa nhất trong số các thị trường mới nổi, và nó là một trong những nước phụ thuộc nhiều nhất vào dầu mỏ", Brad Setser, một nhà kinh tế tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại nói với Wall Street Journal .

Không phải mọi quốc gia đều phản ứng theo cùng một cách. Ví dụ, Indonesia đang tăng trợ cấp xăng và dầu diesel để bảo vệ dân chúng khỏi sự gia tăng đột ngột và nghiêm trọng của giá bán lẻ xuất phát từ tác động kép của đồng đô la mạnh hơn và giá dầu thô toàn cầu cao hơn. Brazil cũng đã chuyển sang điều chỉnh giá nhiên liệu để giảm bớt sự phẫn nộ của công chúng, đẩy lùi các cải cách dựa trên thị trường được thiết lập cách đây vài năm. Chính phủ Ấn Độ đã cố gắng tránh không phục hồi việc trợ cấp nhiên liệu, bị loại bỏ ba năm trước đây, mặc dù cuộc bầu cử năm tới đang gia tăng suy đoán rằng hỗ trợ giá có thể quay trở lại. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang đi theo một cách khác, thông báo về việc tăng thuế nhiên liệu trong những ngày gần đây, vì thâm hụt trong ngân sách chính phủ hiện nay là một mối quan tâm lớn hơn nhiều so với giá bán lẻ.

Nguy cơ sâu hơn là khủng hoảng tài chính sẽ lây lan bởi vì các ngân hàng lớn có liên quan với các tài sản thị trường mới nổi, hoặc vì các doanh nghiệp và thậm chí toàn bộ chính phủ gặp khó khăn trả lại khoản nợ gắn liền bằng đô la Mỹ. Các khoản nợ của công ty bằng tiền đô la tại các thị trường mới nổi đã lên tới 3,7 nghìn tỷ đô la, hay gấp đôi so với năm 2010, theo Bloomberg và Viện Tài chính Quốc tế. "Nguy cơ khủng hoảng là khá cao", Robert Subbaraman, một nhà kinh tế thị trường mới nổi tại Nomura ở Singapore, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times.

Tóm lại, những rủi ro cho thị trường dầu mỏ là sâu sắc. Tăng trưởng nhu cầu dầu đã nguội lại trong năm nay, giảm từ tốc độ tăng trưởng 1,8 triệu triệu thùng/ngày trong quý đầu tiên của năm 2018 với tốc độ tăng trưởng ước tính 1 triệu thùng/ngày trong quý thứ hai và thứ ba, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Tại châu Âu, nhu cầu dầu trong quý thứ hai thực sự thấp hơn một năm trước đó, và tăng trưởng nhu cầu xăng ở Mỹ giảm một nửa từ quý đầu tiên đến quý hai. IEA cho biết trong Báo cáo thị trường dầu gần đây nhất của nó rằng " tăng trưởng nhu cầu có thể hạ nhiệt vào cuối năm nay và năm 2019", "có thể làm giảm mức độ ảnh hưởng đến giá của bất kỳ áp lực cung nào."

Một số dấu hiệu của "sự nguội lại" đã tăng lên. Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đóng vai trò then chốt trong tăng trưởng nhu cầu dầu, cho thấy nhập khẩu giảm đáng kể trong tháng 7. Reuters ghi nhận rằng nhập khẩu của 2 nước này trong tháng 7 là giảm khoảng 0,5 triie6u5 thùng/ngày so với mức trung bình được nhìn thấy trong sáu tháng đầu năm nay. "Một số nền kinh tế châu Á đã có dấu hiệu suy yếu, có thể phản ánh tác động của căng thẳng thương mại," IEA cho biết trong báo cáo OMR tháng 8.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo trong tháng 7 rằng trong khi tăng trưởng GDP toàn cầu vẫn mạnh mẽ, tăng trưởng "không đồng đều" ở các thị trường mới nổi, "trong bối cảnh giá dầu tăng cao, sản lượng cao hơn tại Mỹ, căng thẳng thương mại leo thang và áp lực thị trường lên tiền tệ của một số nền kinh tế có yếu tố cơ bản suy yếu hơn.”

Nhiều nhà phân tích vẫn nghi ngờ rằng cuộc khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lan rộng và gây ra một cuộc khủng hoảng thị trường mới nổi rộng lớn hơn, nhưng một tai họa như vậy không thể được loại trừ. Kết quả có thể là tăng trưởng nhu cầu dầu thấp hơn nhiều so với dự kiến. “Nếu tình hình này ở Thổ Nhĩ Kỳ không sớm được giải quyết một cách hợp lý thì sẽ có một rủi ro giảm đáng ngại đối với các con số dự báo của chúng tôi”, theo lời của Michael Dei-Michei, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại JBC Energy.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM