ổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn vào thứ Tư khi 14 thành viên của nhóm những nhà sản xuất dầu mỏ tụ họp lại để hoàn tất một thỏa thuận sơ bộ đã đạt cách đây 2 tháng.
OPEC đã đưa ra một thỏa thuận vào cuối tháng 09 nhắm mục tiêu sản xuất trong phạm vi 32,5-33 triệu thùng một ngày, và thiết lập một ngày cuối cùng của tháng 11 để thảo luận các chi tiết. Giá dầu kể từ đó đã liên tục xoay vònng phản ánh những dự đoán trái chiều trên thị trường về kết quả của thỏa thuận cuối cùng này, với biến động giá thường bị thúc đẩy bởi những tuyên bố mới nhất của các đối thủ sản xuất lớn.
"Đây là cuộc họp khó khăn nhất của OPEC trong nhiều thập kỷ, bởi vì họ đang bắt đầu lại từ điểm khởi đầu," James Williams, nhà kinh tế năng lượng tại WTRG Economics cho biết. "Nó không chỉ là một sự điều chỉnh hạn ngạch hiện nay vì các thành viên cá nhân đã không có hoặc cần hạn ngạch này trong suốt nhiều năm. "Lần cắt giảm sản lượng gần đây nhất của OPEC đã được công bố hồi tháng 12/2008.”
Hợp đồng tương lai dầu thô đã cho thấy tính biến động hôm thứ Hai, với WTI và Brent , tăng vọt hơn 2% phụt hồi lại phần lớn từ mức sụt giảm hôm thứ Sáu tuần trước.
Thật vậy, khó khăn của việc thực hiện cam kết đó đã dần rõ ràng hơn trong kể từ khi có hiệp định sơ bộ, với một loạt các nhà sản xuất dầu bày tỏ sự ủng hộ đối với thỏa thuận này trong một ngày, nhưng sau đó nghe có vẻ lại không muốn hợp tác vào một ngày khác. Ước tính sản lượng khai thác dầu chung của nhóm cũng đã chỉ ra rằng OPEC đã tăng sản xuất đến mức kỷ lục, với Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA chốt mức khai thác tại mức 33,830 triệu thùng một ngày trong tháng 10.
"Sau nhiều tháng bất ổn và đồn đoán, bạn sẽ nghĩ rằng sẽ có một số rõ ràng về tình hình thị trường dầu thô chỉ một vài ngày trước cuộc họp của OPEC hôm thứ Tư," Fawad Razaqzada, chuyên gia phân tích kỹ thuật tại Forex.com cho biết, trong một báo cáo thứ Hai viết. " Thực tế là, bạn đang rất sai lầm."
Thứ Sáu tuần trước, The Wall Street Journal cho biết Saudi Arabia đang ủng hộ một nỗ lực để đạt được mức cắt giảm sản xuất dầu mạnh nhất có thể tại cuộc họp này và hy vọng sẽ thuyết phục các nhà sản xuất không thuộc OPEC hỗ trợ loại bỏ gần 2% nguồn cung dầu của thế giới.
Nhưng cơ quan tin tức này cũng cho biết trong ngày hôm đó rằng Saudi, nhà sản xuất lớn nhất trong OPEC, sẽ không được tham dự một cuộc họp kỹ thuật với nhà sản xuất Nga, mà sự hợp tác của nhà sản xuất đã được xem như chìa khóa để đến với một thỏa thuận sản lượng chính thức của OPEC. Sự từ chối tham gia này đã làm dấy lên suy đoán cho rằng những bất đồng vẫn còn duy trì, các nhà phân tích cho biết.
Và với sự tính bất ổn này, giá dầu được thiết lập để "dao động dữ dội trong một môi trường hỗ trợ nói chung, nhưng lại bên trong một cơ cấu thị trường được đặc trưng bởi nhiều bước đi sai lầm và hành động giá thiếu quyết đoán," Razaqzada nói. "Có thể sẽ có xu hướng dao động hơn nữa cho đến ít nhất là thứ Tư, trừ khi bước đi tiếp theo của OPEC trở nên rõ ràng bằng cách này hay cách khác trước khi cuộc họp chính thức.
5 vấn đề quan trọng:
Dưới đây là tóm tắt 5 vấn đề quan trọng mà OPEC cần phải giải quyết để đạt được hiệp ước chính thức:
1) Thiết lập một mức hạn ngạch tổng thể
OPEC đã thiết lập một mức mục tiêu sản lượng tại cuộc họp tháng 09, nhưng Saudi Arabia đã đề nghị một mục tiêu gần gũi hơn với mức thấp nhất phạm vi - 32,5 triệu thùng.
2) Chỉ định mức hạn ngạch sản xuất cho từng thành viên
Iran và Iraq đang không muốn cắt giảm sản xuất kết hợp với các thành viên khác. Hai nước này là 2 thành viên sản xuất xếp hạng lớn thứ hai và thứ ba của OPEC. Iran tuyên bố muốn thúc đẩy sản xuất trở lại mức trước khi bị cấm vận trước khi xem xét tham gia vào một thỏa thuận nguồn cung và Iraq khẳng định nước này cần nguồn thu từ dầu mỏ để giúp xây dựng lại đất nước cũng như cuộc chiến chống lại ISIS.
3) Nhất trí về một nguồn dữ liệu sản xuất cho mục đích giám sát
Iran tuyên bố đang sản xuất nhiều hơn khoảng 600.000 thùng một ngày so với mức tính dựa vào nguồn tin không chính thức của OPEC, trong đó bao gồm Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA và các báo cáo của các phương tiện truyền thông, dự toán. Nếu Iran tham gia vào một thỏa thuận OPEC, Tehran muốn hạn ngạch phải dựa trên mức sản xuất 4,1-4,2 triệu thùng một ngày, tương đương với mức sản xuất trước cấm vận của nước này.
"Nếu OPEC nào đó, và sau đó sử dụng các nguồn thứ cấp để giám sát sản xuất, sau đó nó sẽ cho phép Iran tăng cường sản xuất một nửa khác một triệu thùng một ngày từ mức hiện tại, Williams nói.
4) Xác định cách thức để điều chỉnh hạn ngạch dựa trên sản lượng của Libya và Nigeria.
Hai thành viên OPEC là Libya và Nigeria muốn được miễn trừ đóng góp trong thỏa thuận nguồn cung trong khi họ tiếp tục việc đẩy mạnh sản lượng trong bối cảnh gián đoạn nguồn cung đến từ các cuộc xung đột nội bộ.
Trong tháng 10, sản lượng của Libya tăng 150.000 thùng một ngày lên mức 510.000 thùng một ngày, trong khi Nigeria tăng thêm 180.000 thùng một ngày lên mức 1,57 triệu thùng, theo IEA.
5) Đánh giá phản ứng của các nhà sản xuất đá phiến Mỹ
Viễn cảnh mất đi thị phần đã và đang là mối quan ngại chính đối với OPEC, đặc biệt là với sự gia tăng sản lượng dầu đá phiến ở Mỹ trong những năm gần đây. Các biện pháp chính sách của tổng thống đắc cử Donald Trump, nhằm tháo gỡ các quy định và thúc đẩy sản lượng tiềm năng cũng là một yếu tố phức tạp.
Thỏa thuận hay không thỏa thuận
Với 5 nguyên nhân đó, các nhà phân tích nhấn mạnh hai trong số những kết quả có khả năng nhất cho cuộc họp này:
1) OPEC đạt được một thỏa thuận nhằm hạn chế sản xuất
Cắt giảm sản lượng hoặc đóng băng sản lượng sẽ là "tin tốt trong ngắn hạn", theo Razaqzada.
Cắt giảm sản lượng có thể nâng giá dầu thô Brent và West Texas Intermediate, ít nhất, lên mức cao 2016 là 53,70usd và 51,90usd một thùng, tương ứng ông. Nhưng cắt giảm này "có lẽ sẽ không có tác động lâu dài."
"Thị trường dầu sẽ vẫn còn dư cung do OPEC và Nga sẽ không cắt đáng kể sản lượng dầu đáng kể từ mức cao kỷ lục," Razaqzada nói. Và viễn cảnh giá tăng giá trong ngắn hạn có thể sẽ " bị giới hạn trong trung hạn bởi những dự đoán hoặc sự phục hồi trong sản xuất dầu tại Mỹ," ông nói.
Tuy nhiên, Ann-Louise Hittle, nhà phân tích tại Wood Mackenzie, nói bà tin rằng nếu nhóm thực sự cắt giảm sản lượng, thị trường dầu sẽ "thắt chặt hơn" trong nửa đầu năm 2017. Thỏa thuận này, tuy nhiên, có thể sẽ chỉ có thời hạn 6 tháng, mà qua đó sẽ nâng cao sự tính không chắc về nửa cuối năm tới, cô nói.
Và nếu OPEC đạt đến một thỏa thuận nhưng không gắn bó mức hạn ngạch của nhóm? Có khả năng sẽ là một "thời kỳ biến động của giá dầu tăng lên, đặc biệt là kể từ khi công suất dự phòng của OPEC được nhìn thấy " đang giảm dần và đấu đá nội bộ đang làm suy yếu uy tín của nhóm," Hittle nói.
2) OPEC không đạt được một thỏa thuận nguồn cung
Trong một báo cáo mới đây, Michael Wittner, trưởng nhóm nghiên cứu dầu tại Société Générale cho biết, theo kịch bản này, ông có thể sẽ điều chỉnh n dự báo giá ăm 2017 của mình "giảm xuống đáng kể."
"Không có cắt giảm của OPEC, sự tái cân bằng toàn cầu [của cung và cầu] sẽ tiến triển chậm hơn nhiều so với dự kiến trước đây và bị đẩy xa hơn trong năm tới", họ nói. Hiện nay, Société Générale dự báo WTI ở mức 54,75usd và Brent tại 56,25usd cho năm 2017.
Wittner nói rằng cơ hội là "50-50" khi đề cập đến việc OPEC sẽ đồng ý cắt giảm sản lượng hoặc không vào hôm thứ Tư.
"Điểm mấu chốt là các cuộc đàm phán của OPEC có thể lộn xộn, và kết quả này cũng có thể lộn xộn," ông nói. "Phạm vi của các kết quả là nhiều hơn so với 'thỏa thuận hay không thỏa thuận'-nó không phải chỉ là màu đen và trắng, mà là với nhiều sắc thái của màu xám."
"Nếu có một thỏa thuận, các câu hỏi cho các thị trường này sẽ là liệu đó là một hiệp ước mạnh hay yếu và điều này sẽ được xác định bởi mức độ chi tiết mà OPEC sẽ công bố," Wittner nói.
Nguồn: xangdau.net