Cuộc chiến dầu mỏ xảy ra sau khi các thoả thuận giữa liên minh OPEC và Nga không đạt được. Đây không phải những nước duy nhất chịu ảnh hưởng trong cuộc chiến này.
Ngày 11/3, OPEC đã tiết lộ kế hoạch tăng cường sản xuất dầu mỏ, nâng tầm cuộc chiến với Nga.
Đại diện của tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco cho biết, Bộ Năng lượng Saudi đã yêu cầu nâng công suất sản xuất dầu lên 13 triệu thùng/ngày, tăng 1 triệu thùng/ngày.
Những tháng trước, các quốc gia dầu mỏ sản xuất 9,7 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, các bình chứa hoàn toàn có khả năng dự trữ thêm dầu thô.
Thái tử Saudi Arabia, Mohammed bin Salman al Saud tại buổi lễ ký các văn kiện chung sau cuộc hội đàm Nga-Saudi Arabia. Ảnh: Getty.
Cailin Birch, một nhà kinh tế tại EIU nói: "Động thái táo bạo này nhằm cố gắng gây áp lực lớn hơn với cả Nga và Mỹ".
"Bằng cách gửi tín hiệu rằng Saudi Arabia sẽ tăng thị phần trên thị trường dầu mỏ càng sớm càng tốt. Điều này sẽ buộc Nga quay trở lại bàn đàm phán hoặc thúc đẩy làn sóng phá sản và cắt giảm đầu tư ở Mỹ", ông Birch phân tích.
Ngày 11/3, giá dầu thô Brent được giao dịch ở mức 36,05 USD/thùng, giảm hơn 3,2%, trong khi dầu thô U.S. West Texas (WTI) dừng ở mức 33,30 USD/thùng, thấp hơn khoảng 3%.
Giá dầu đã giảm một nửa từ thời điểm đầu năm 2020.
Tất cả chỉ là tạm thời
"Chiến tranh dầu mỏ" xảy ra khi OPEC và Nga không đi đến một thoả thuận chung trong cuộc đàm phán cuối tuần trước.
Các nhà kinh tế đã hy vọng một thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Nga, cũng như OPEC và những nhà sản xuất không thuộc OPEC, để hạn chế sản lượng dầu và đẩy giá dầu tăng trở lại.
Các nhà phân tích cho rằng thị trường Mỹ sẽ chịu thiệt hại lớn nhất.
Chuyên gia phân tích cao cấp tại Hiệp hội dầu khí PVM nói: "Mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Nga quan trọng hơn nhiều so với sự thị trường dầu mỏ độc lập của Mỹ".
Vì vậy, sự khác biệt hiện tại giữa các nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới chỉ là tạm thời.
Trò chơi nguy hiểm
Thông báo của Saudi Aramco được đưa ra sau chưa đầy 24 giờ OPEC tuyên bố kế hoạch tăng sản lượng lên 12,3 triệu thùng/ngày vào tháng 4.
Bộ trưởng Năng lượng Nga, ông Alexander Novak và Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, ông Abdulaziz Bin Salman kí kết các giấy tờ trong một buổi gặp 14/10/2019. Ảnh: Getty.
Điều này bất chấp việc Bộ trưởng Năng lượng Nga, ông Alexander Novak đã "để ngỏ cánh cửa" quay lại bàn đàm phán.
Theo một nguồn tin giấu tên, cũng trong 11/3, Bộ năng lượng Nga đã tổ chức một cuộc họp kín với các công ty dầu khí của nước này.
Cuộc họp này dự kiến thảo luận về việc có nên tiếp tục liên minh dầu mỏ giữa Nga và OPEC hay không. Dù Saudi Arabia có thể tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ cho đến hết năm 2020, nền kinh tế của các quốc gia này cũng sẽ chịu nhiều thiệt hại.
Các chuyên gia tài chính đánh giá, OPEC đang cố gắng gây sốc đột ngột cho thị trường và tin rằng tình hình sẽ ổn định hơn trong những tháng trước.
Nguồn tin: zing.vn