Khi OPEC và Nga lần đầu tiên bắt tay vào chiến lược của họ để giải quyết tình trạng thừa dầu toàn cầu, với dự kiến ban đầu sẽ thành công trong vòng sáu tháng. Đến nay trông có vẻ như trận chiến này có thể kéo dài thêm nhiều năm.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác của nhóm dự định mở rộng cắt giảm sản xuất cho tới mùa xuân năm tới, trễ hơn chín tháng so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, giá dầu đang giảm một lần nữa khi dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy tồn kho trên thế giới có thể vẫn còn dư thừa thậm chí sau khi kết thúc năm 2018. ESAI Energy LLC dự đoán rằng việc loại bỏ tình trạng thặng dư có thể mất nhiều năm chứ không phải vài tháng.
Neil Atkinson, người đứng đầu bộ phận thị trường dầu mỏ của IEA cho biết, "Họ sẽ phải đào sâu cho một quãng đường dài. Tái cân bằng là một quá trình khó khăn”.
Giá dầu đã mất 11% tại London trong năm nay khi hiệp ước cắt giảm sản lượng mà OPEC, Nga và các đối tác khác bắt đầu hồi tháng 1 không thể giải quyết được tình trạng thặng dư trên thế giới. Các nhà sản xuất sẽ họp vào tháng 11 để quyết định có nên hành động thêm sau mùa xuân năm 2018 hay không.
Những cắt giảm đã bị phá hỏng khi sản lượng phục hồi từ các thành viên OPEC được miễn trừ khỏi thỏa thuận - Libya và Nigeria - và khi các nhà sản xuất đá phiến Mỹ chứng tỏ họ có thể tiếp tục khoan dù giá thấp hơn. EIA dự báo, sản lượng đá phiến sẽ đạt kỷ lục vào tháng sau.
Thay vì hoàn thành mục tiêu giảm tồn kho dầu về mức trung bình 5 năm, OPEC có khả năng sẽ mở rộng hơn nữa.
Triển vọng dài hạn cũng đặt ra vấn đề, theo các chuyên gia tư vấn ESAI Energy. Trong năm năm tới, sản xuất của Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong khi tăng trưởng tiêu thụ dầu mỏ chậm lại, ESAI dự đoán. Nhu cầu mới cho các sản phẩm hóa dầu, một động lực chính, sẽ được đáp ứng bởi các sản phẩm có nguồn gốc từ khí.
Sarah Emerson, trưởng bộ phận năng lượng của ESAI ở New York, nói: "Nếu OPEC muốn giữ giá dầu ở 50 USD và đạt mốc 60 USD, tổ chức này sẽ phải hạn chế nguồn cung trong nhiều năm nữa”.
Giovanni Staunovo, một nhà phân tích thuộc UBS Group AG ở Zurich, cho biết: Tuy nhiên, sự cắt giảm của OPEC và Nga đã cho thấy một số dấu hiệu thành công. IEA cho biết, tồn kho toàn cầu đã giảm trong quý II, lại gần hơn với mức trung bình 5 năm. Điều này cho thấy thị trường đang thắt chặt.
"Khối lượng tồn kho đang giảm, quá trình tái cân bằng đang diễn ra. "Tồn kho rõ ràng vẫn còn cao, nhưng từ góc độ cung-cầu chúng ta đã bị thâm hụt trong quý hai".
Nếu OPEC đang phải đối mặt với một thách thức kéo dài nhiều năm, câu hỏi đặt ra là liệu các thành viên của nhóm có tính kỷ luật hay không.
Theo IEA, sự tuân thủ của họ đối với việc cam kết giảm xuống 75% vào tháng 7, mức thấp nhất kể từ khi hiệp định bắt đầu, do Venezuela, Iraq và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất. Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, ông Jabbar al-Luaibi, lặp lại nhiều lần rằng nước này đang mở rộng công suất sản xuất và mong muốn sử dụng nó.
Nguồn tin: xangdau.net