Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cuộc chiến chấm dứt tình trạng thừa dầu của OPEC còn lâu mới kết thúc

 

OPEC và các đồng minh bên ngoài OPEC do Nga dẫn đầu đang trong năm thứ ba quản lý nguồn cung ra thị trường, hy vọng sẽ giảm bớt tồn kho cao và đẩy giá dầu tăng.

Đầu tháng này, liên minh OPEC+ đã duy trì cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày cho tới tháng 3 năm 2020, do tình trạng thừa dầu đang xuất hiện trở lại, đe dọa sẽ làm hỏng những nỗ lực tiếp theo của họ để quản lý thị trường.

OPEC hiện đang xem xét việc sử dụng một vài số liệu để đánh giá nguồn cung dầu trên toàn cầu đang ở mức nào, bao gồm cả việc lấy mức trung bình 5 năm của các kho dự trữ dầu trong năm 2010-2014 thay vì trung bình 5 năm 2014-2018 gần đây nhất, mà hiện đang được báo cáo trong báo cáo thị trường dầu hàng tháng của OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng lấy nó làm chuẩn để đo dự trữ dầu.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng số liệu trung bình 2010-2014 sẽ không đưa ra đánh giá toàn diện chính xác về thị trường dầu mỏ.

Fatih Birol, giám đốc điều hành IEA, cảnh báo rằng việc thay đổi chuẩn số liệu không làm thay đổi tình hình trên thị trường dầu mỏ. Bất kể OPEC muốn đo tồn kho như thế nào thì trạng thừa cung vẫn thế.

“Điều quan trọng là bạn có thể thay đổi phương pháp nhưng bạn không thể thay đổi thực tế của thị trường”, Birol nói với Reuters, lưu ý rằng mức trung bình 2010-2014 là một góc nhìn mới mà OPEC đề xuất sử dụng, trong khi IEA có quan điểm riêng.

Bên lề cuộc họp OPEC + tại Vienna hồi đầu tháng này, Khalid al-Falih, Bộ trưởng Năng lượng của nhà sản xuất lớn nhất OPEC và nhà lãnh đạo thực tế Ả Rập Saudi, nói với Al Arabiya:

“Với nhu cầu tăng trong chín tháng tới và cam kết từ tất cả các quốc gia, trong đó có Ả Rập Saudi, chúng tôi đang tiếp cận mức nguồn cung bình thường trong giai đoạn 2010-2014. Đó là một trong những sự lựa chọn trước mặt chúng tôi như một mục tiêu”.

“Tốc độ của 5 năm qua là một lựa chọn khác, điều mà chúng tôi nghĩ là không phù hợp. Chúng tôi sẽ nghiên cứu các tùy chọn trung gian giữa hai lựa chọn này. Trong mọi trường hợp, chúng tôi sẽ đảm bảo rằng thị trường được cân bằng với các chỉ số tương ứng”, al- Falih nói với đài truyền hình Ả Rập.

OPEC dự kiến sẽ sử dụng mức trung bình 2010-2014 làm thước đo chính cho tồn kho thị trường dầu mỏ, hai nguồn tin nói với Reuters.

Tuy nhiên, các nhà phân tích không tin rằng đây là chuẩn mực hợp lý nhất. Đầu tiên, 2010-2014 không nằm trong giai đoạn có tình trạng thừa cung lớn từ cuối năm 2015 đến hầu hết năm 2016, như theo ước tính của IEA và các nhà phân tích tại Bernstein, và được biên soạn bởi Reuters.

Thứ hai, việc đo lường dựa vào năm 2010-2014 có thể làm sai lệch thêm đánh giá nguồn cung thị trường hiện tại bởi vì nhu cầu dầu hồi đó thấp hơn khoảng 7 triệu thùng/ngày so với hiện tại, Richard Mallinson, đồng sáng lập của Energy Aspects nói với Reuters.

Việc đặt quá nhiều trọng trách cho một số liệu đơn lẻ “có thể dẫn đến các hành động gây ra hậu quả không lường trước được”, Mallinson nói.

Thứ ba, IEA và OPEC có xu hướng đo lượng dầu tồn kho ở các nền kinh tế phát triển của các nước OECD, trong khi các kho dự trữ ở các nước như Trung Quốc và Ấn Độ, chẳng hạn, rất khó để đánh giá đến mức gần như là không thể.

Dù chuẩn đánh giá là gì, OPEC vẫn tiếp tục chật vật với tình trạng thừa dầu, và chính cartel và IEA đều cảnh báo rằng tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC có thể thêm nguồn cung thừa vào năm tới.

Các ước tính riêng của OPEC trong Báo cáo thị trường dầu hàng tháng vào tháng 7 cho thấy, tổng trữ lượng dầu thương mại của OECD trong tháng 5 đã tăng 41,5 triệu thùng, ở mức 2,925 tỷ thùng, cao hơn mức trung bình 5 năm gần nhất, từ 2014 đến 2018.

Vì vậy, ngay cả khi xem xét những năm có cung thừa lớn nhất trong năm 2015-2016, thì vẫn dư cung trên thị trường.

Việc sử dụng năm 2010-2014 làm chuẩn có thể dẫn đến ước tính cung vượt cầu cao hơn nhiều, có khả năng tạo ra kịch bản để OPEC tiếp tục các chính sách quản lý thị trường sau tháng 3 năm 2020, khi thỏa thuận hiện tại hết hạn.

Theo ước tính cung và cầu gần đây nhất, tình trạng thừa cung lớn hơn đang dần lộ diện vào năm 2020, với sự tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC đang tăng tốc trong năm tới và tăng trưởng nhu cầu chững lại.

Trong hoàn cảnh hiện nay, OPEC có thể phải gia hạn cắt giảm thêm một lần nữa, nếu đến tháng 3 năm 2020, nhóm vẫn ưu tiên “làm bất cứ điều gì cần thiết để cắt giảm tình trạng dư cung toàn cầu hơn là việc đấu tranh giành thị phần và cố gắng đánh chìm đá phiến của Mỹ”.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM