Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cuộc cách mạng năng lượng xanh đang thúc đẩy 'cơn sốt vàng' thời hiện đại

Cuộc cách mạng tái tạo đang gây ra cơn sốt vàng thời hiện đại. Các quốc gia trên thế giới đang củng cố các kế hoạch để thực hiện phát triển quy mô lớn các trang trại năng lượng mặt trời và gió cũng như điện khí hóa xe cộ. Mặc dù đây là một tin tuyệt vời đối với lượng khí thải nhà kính toàn cầu, nhưng những công nghệ tái tạo này vẫn dựa vào việc khai thác các kim loại và khoáng chất hữu hạn như lithium, đồng và coban. Vì vậy, trong khi cuộc cách mạng tái tạo có liên quan đến sự suy giảm trong khai thác nhiên liệu hóa thạch, nó vẫn sẽ thúc đẩy sự bùng nổ khai thác lớn.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán việc bổ sung công suất tái tạo toàn cầu sẽ tăng thêm 107 gigawatt (GW) để đạt hơn 440 GW vào năm 2023, mức tăng tuyệt đối lớn nhất trong lịch sử. Trong khi đó, doanh số bán xe điện dự kiến sẽ tăng 35% trong năm nay lên 14 triệu chiếc, mức tăng mà IEA gọi là “tăng trưởng bùng nổ”. Cơ quan này ước tính sự tăng trưởng của ngành EV sẽ bù đắp nhu cầu 5 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2030.

Tất cả sự tăng trưởng đó sẽ đòi hỏi phải tăng mạnh năng lực sản xuất các bộ phận như tấm pin mặt trời quang điện, tua-bin gió và pin lithium-ion cho động cơ EV cũng như bộ lưu trữ năng lượng tái tạo. Điều đó sẽ đòi hỏi một sự gia tăng lớn trong việc khai thác các khoáng chất hiếm quan trọng của Trái đất. Một báo cáo từ Popular Mechanics được công bố vào đầu năm nay cho rằng “một nền kinh tế điện khí hóa vào năm 2030 có thể sẽ cần từ 250.000 đến 450.000 tấn lithium. Vào năm 2021, thế giới chỉ sản xuất 105 tấn - chứ không phải 105.000 tấn.”

Nắm bắt thị trường khoáng sản đất hiếm phần lớn chưa được khai thác mang đến một cơ hội kinh tế lớn. Các quốc gia trên thế giới hiện đang chạy đua để xây dựng chuỗi cung ứng cho các nguyên liệu chính như lithium và coban. Các công ty và quốc gia trên khắp thế giới đang gấp rút củng cố chuỗi cung ứng và mua dự trữ càng nhanh càng tốt. Cho đến nay, phương Tây đang tụt lại phía sau rất xa. Trung Quốc hiện đang thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm và tiếp tục củng cố quyền lực thị trường gần như độc quyền của mình khi ngày càng đẩy mạnh vào các thị trường mới nổi ở Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Hoa Kỳ đang cố gắng thiết lập các hiệp định thương mại tương tự với các nhà cung cấp lithium ở Mỹ Latinh, nhưng đã vấp phải một số phản đối.

Các nước đang phát triển giàu khoáng sản đất hiếm sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc khai thác nếu họ thực hiện giá trị gia tăng trong nước thay vì xuất khẩu nguyên liệu thô sang Mỹ hoặc Trung Quốc. Vì lý do này, các nhà sản xuất Mỹ Latinh đã và đang nỗ lực thiết lập chuỗi giá trị năng lượng tái tạo trong khu vực thay vì ký kết nhiều thỏa thuận hơn với các lợi ích quốc tế. Hiện giờ, Ấn Độ đang đi theo một quỹ đạo tương tự. “Các quan chức Ấn Độ muốn nước này mở rộng các hoạt động khai thác khoáng sản quan trọng và xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng sạch của riêng mình từ đầu đến cuối,” ABC gần đây đã đưa tin trong một bài báo có tiêu đề “Ấn Độ đặt mục tiêu khai thác khoáng sản trong nước để thúc đẩy kế hoạch năng lượng sạch.”

Mặc dù chiến lược này báo hiệu rất tốt cho quỹ đạo khử cacbon của chính Ấn Độ cũng như các nền kinh tế trong khu vực, vẫn có một số lo ngại về các tác động tiêu cực đến môi trường liên quan đến sự gia tăng nhanh chóng trong hoạt động khai thác. “Bất kỳ hoạt động khai thác nào cũng có tác động,” Sandeep Pai của think tank Swaniti Initiative được ABC dẫn lời. “Ấn Độ cần phải suy nghĩ về cách mọi người tham gia, bao gồm cộng đồng địa phương, sẽ được hưởng lợi như thế nào trước khi họ bắt đầu khai thác các khoáng sản quan trọng như lithium.”

Thực tế là khai thác là một sự đánh đổi cần thiết để khử cacbon nhanh chóng trong cơ cấu năng lượng toàn cầu. Và nếu một thị trường đang phát triển sẽ phải chịu những hậu quả tiêu cực về sức khỏe và môi trường của sự bùng nổ khai thác, thì họ cũng nên gặt hái những lợi ích. Điều này có thể được thực hiện một phần bằng cách xây dựng toàn bộ chuỗi cung ứng trong nước. Các lợi ích liên quan sẽ liên quan đến nguồn thu kinh tế từ giá trị gia tăng được bản địa hóa, cũng như không khí sạch hơn nhờ sự gia tăng sử dụng xe điện và năng lượng tái tạo trong thị trường của chính họ.

Trên toàn cầu, chúng ta cần đạt được sự cân bằng nằm ở đâu đó giữa việc tập trung quá hẹp vào near-shoring (các công ty chuyển các xưởng sản xuất gần với những thị trường sở tại hơn khi giá nhiên liệu và chi phí nhân công gia tăng) và friend-shoring (sản xuất và tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia là đồng minh địa chính trị) và phạm vi quá rộng dẫn đến chuỗi cung ứng toàn cầu bị lệch. Một chính sách trung dung sẽ là một sự đa dạng hóa các nguồn mà không trao quá nhiều quyền lực địa chính trị cho bất kỳ một thực thể nào (như Trung Quốc) nhưng đủ liên kết với nhau để tránh những cú sốc nếu bất kỳ thị trường nào chững lại. Việc xây dựng các thị trường khoáng sản đất hiếm cạnh tranh trên khắp thế giới đang hứa hẹn cho sự cân bằng như vậy. Điều đó không chỉ có nghĩa là lợi ích của quá trình khử cacbon sẽ được chia sẻ rộng rãi hơn mà còn có nghĩa là những đánh đổi tiêu cực cũng sẽ được phân tán công bằng hơn.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM