Lý do chính khiến giá dầu hạ là triển vọng u ám của kinh tế thế giới. Nhu cầu dầu vẫn tăng tại một số nơi như Trung Quốc. Tuy nhiên, nhìn chung nhu cầu dầu giảm khắp nơi trên thế giới. Nhu cầu dầu của Mỹ giảm đáng kể, nhiều chuyên gia dự đoán nhu cầu dầu năm sau sẽ tiếp tục hạ.
Nửa đầu năm 2008, chuyên gia lĩnh vực năng lượng tranh cãi về việc giá dầu sẽ tăng đến đâu, và nay họ đang hỏi nhau câu hỏi ngược lại. Đáy của giá dầu vẫn khó đoán.
Ngày 02/12, giá dầu rơi xuống mức thấp nhất từ tháng 5/2005, gần đây đã có lúc để mất mốc 40USD/thùng và hiện đã hạ 70% từ mức đỉnh cao 147,27USD/thùng thiết lập hồi tháng 7/2008.
Lý do chính khiến giá dầu hạ là triển vọng u ám của kinh tế thế giới. Nhu cầu dầu vẫn tăng tại một số nơi như Trung Quốc. Tuy nhiên, nhìn chung nhu cầu dầu giảm khắp nơi trên thế giới. Nhu cầu dầu của Mỹ giảm đáng kể, nhiều chuyên gia dự đoán nhu cầu dầu năm sau sẽ tiếp tục hạ.
Trong khi hiện nay, một số mỏ dầu và nơi khai thác dầu mới được lập ra trong lúc giá dầu được kỳ vọng tăng chuẩn bị đi vào hoạt động, nguồn cung dầu sẽ dồi dào hơn trong khi nhu cầu ngày một suy yếu.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho đến nay đã không thể ngăn giá dầu hạ bằng việc cắt giảm sản lượng. Tháng 10/2008, tổ chức này đồng ý cắt giảm 1,5 triệu thùng dầu/ngày từ ngày 01/11/2008, nguồn cung toàn cầu như vậy giảm khoảng 2%.
Tuy nhiên việc cắt giảm sản lượng đó chỉ có thể phát huy tác dụng sau ít nhất 1 tháng để các thùng dầu có thể đến được địa điểm tiêu thụ. Hơn thế nữa, nhiều nước thành viên OPEC cho đến nay chưa tuân thủ chặt chẽ với việc cắt giảm sản lượng.
Vua Arập Saudi gần đây phát biểu cho biết mức giá dầu 75USD/thùng là hợp lý – các nước thành viên OPEC cũng chia sẻ quan điểm tương tự. Giá dầu hạ đã khiến nhiều thành viên OPEC gặp khó khăn về tài chính.
Ngày 17/12, khi OPEC nhóm họp, chắc chắn họ sẽ phải tiến hành cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên Arập Saudi không muốn chịu tất cả những chi phí liên quan, vì thế nước này cũng muốn Iran và Venezuela áp dụng tương tự.
Chuyên gia Michael Lewis của Deutsche Bank cho biết nỗ lực cắt giảm sản lượng trước đây của OPEC đã có những lần thành công. Từ năm 1993, việc cắt giảm sản lượng đã ba lần thành công.
Có những lần ngoại lệ là khi kinh tế thế giới bất ngờ suy giảm, đáng chú ý nhất là thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 và khủng hoảng dotcom năm 2001. Vào những thời kỳ này, giá dầu tiếp tục hạ sau đến hơn 6 tháng OPEC bắt đầu cắt giảm sản lượng. Năm 2001, tổ chức này đã phải cắt giảm sản lượng nhiều lần, mức cắt giảm tổng là 5 triệu thùng/ngày, sau đó giá dầu mới hồi phục trở lại.
Chuyên gia thuộc Deustche Bank nhận xét nếu lần này mọi chuyện diễn ra tương tự, OPEC sẽ phải cắt giảm sản lượng trong 1 năm tới. Giá dầu sẽ chưa hạ tới đáy trước thời điểm năm 2010.
Lần này, kinh tế thế giới còn khó khăn hơn thời kỳ năm 2001, vì thế OPEC sẽ gặp nhiều thách thức. Deustche Bank gần đây đã có khi đưa ra dự báo giá dầu hạ xuống mức 35USD/thùng. Sau khi điều chỉnh lạm phát, giá dầu sẽ có thể quay trở lại mức của năm 1972.
(Kinh tế và đô thị)