Nhu cầu dầu đã được điều chỉnh giảm xuống nhiều lần kể từ đầu năm bởi gần như mọi nhà phân tích hoặc tổ chức ngân hàng do tác động tàn phá của coronavirus. Với số ca coronavirus tại Trung Quốc - nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - dường như chững lại trong những ngày gần đây, một số người có thể cho rằng g cú sốc nhu cầu dầu tồi tệ nhất hiện đã qua.
Nhưng nhiều cú sốc hơn sẽ xuất hiện khi người tiêu dùng dầu thô số một thế giới – Mỹ - bắt đầu cuộc chiến chống lại loại virus chết người này.
Khi Trung Quốc lần đầu tiên ban hành lệnh cấm du lịch ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi coronavirus, hay COVID-19, nhu cầu về dầu đã bị đánh bại, và các nhà phân tích đã cố gắng tìm kiếm mức nhu cầu dầu sẽ mất là bao nhiêu. Khi mọi thứ đã rõ ràng khi Trung Quốc đã không ngăn chặn được tình hình, các quốc gia khác đã đóng cửa biên giới và tạm dừng hoặc giảm dần việc đi lại bằng đường hàng không, làm xấu đi triển vọng nhu cầu.
Hôm thứ Tư, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố COVID-19 là một đại dịch thêm vào một tuyên bố mở đầu cho cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng, “chúng tôi rất lo ngại về mức độ lây lan và mức độ nghiêm trọng đáng báo động, và bởi mức độ đáng báo động của việc không hành động.”
Hồi tháng 1 cũng chính WHO đã khuyên không nên hạn chế đi lại. “Mặc dù hạn chế đi lại có thể có vẻ như là điều đúng đắn, nhưng đây không phải là điều mà WHO thường khuyến nghị,” theo ông Tarik Jašarevi, một phát ngôn viên của WHO, nói vào thời điểm đó.
Không đi lại từ châu Âu đến Mỹ
Tuy nhiên, vào tối thứ Tư, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạm dừng tất cả các chuyến đi từ Châu Âu, ngoại trừ từ Vương quốc Anh, đến Mỹ trong ba mươi ngày tiếp theo để ngăn chặn virus đã gây bệnh cho Châu Âu.
Đây chính xác là loại hành động đã ảnh ưởng nhu cầu dầu ở Trung Quốc. IEA đã cảnh báo vào tháng trước rằng nhu cầu dầu cho Q1 sẽ giảm xuống còn 435.000 thùng/ngày - và đó là khi mà virus này chủ yếu bùng phát ở Trung Quốc.
Tính đến năm 2017, Mỹ đã tiêu thụ 19,96 triệu thùng mỗi ngày dầu thô và nhiên liệu dầu mỏ dạng lỏng - con số này chiếm 20% lượng tiêu thụ dầu thế giới, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).
Để so sánh, Trung Quốc đã tiêu thụ 13,57 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2017.
Và tại Mỹ, không chỉ là lệnh cấm du lịch sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ.
Một cơn hoảng loạn mạnh mẽ đã xảy ra, dẫn đến việc các mặt hàng gia dụng hàng ngày bị hết hàng ở hầu hết các cửa hàng và buôn bán trực tuyến - bao gồm cả chất khử trùng tay, xà phòng kháng khuẩn và giấy vệ sinh. Đây là những người chuẩn bị cho việc trú ẩn, kiểm tra và tránh đám đông.
Bạn biết điều đó rất tệ khi ...
Mỹ là một quốc gia yêu thích thể thao. Nhưng ngay cả một cỗ máy thể thao nhiều tỷ đô cũng không thể đòi hỏi khả năng miễn dịch với virus. Vào thứ Tư, NBA đã hủy toàn bộ mùa giải sau khi một cầu thủ dương tính với coronavirus. Hôm thứ Năm, NHL cho biết họ cũng sẽ hủy phần còn lại của mùa giải, bao gồm 189 trận đấu. Saud đó, MLB dự kiến sẽ đình chỉ hoạt động.
Mức độ hủy bỏ hoạt động này là chưa từng có trong các môn thể thao chuyên nghiệp, và nó chắc chắn sẽ lấy đi nhu cầu dầu vì người hâm mộ và các đội sẽ không có nhu cầu đi đến các nơi sự kiện diễn ra.
Tình trạng khẩn cấp
Michigan, Tennessee, California, Massachusetts, Washington, Washington D.C., Arizona, Colorado, North Carolina, Alaska, New York, Ohio, Wisconsin, Kentucky, Florida, và nhiều hơn nữa đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Tại Michigan, tất cả các trường đại học công lập đã đóng cửa và chuyển đổi thành các lớp học trực tuyến. Các tòa án đang dừng các phiên xét xử bồi thẩm đoàn, và thống đốc đã khuyến nghị rằng bất kỳ cuộc tụ họp nào của hơn 100 người sẽ bị hủy bỏ - điều này cản trở hoạt động kinh tế và đến lượt nó, gây ảnh hưởng lên nhu cầu về nhiên liệu và dầu.
Trong khi New York - một thành phố có dân số gần 9 triệu người - đang cố gắng tránh đóng cửa toàn bộ như Italy, nhưng trong khi các trường học và tàu điện ngầm có thể vẫn mở cho đến nay, Broadway có thể bị đóng cửa. Broadway phục vụ giải trí cho 14 triệu người mỗi năm.
Tại California, một tiểu bang vẫn quay cuồng vì mất điện, một số trường học - bao gồm UC Berkeley và Stanford - đã ngừng hoạt động, Hollywood đang hủy bỏ các bản phát hành phim. Kinh doanh du lịch đã giảm sút, hội nghị đã bị thu hẹp lại, và lĩnh vực này không có khả năng phục hồi trong năm nay.
Từ zero đến âm?
OPEC là cơ quan gần đây nhất điều chỉnh lại mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ, từ 980.000 thùng/ngày cho năm 2020 vào tháng trước, còn 60.000 hùng/ngày - về cơ bản là dự báo tăng trưởng gần bằng không. Khi mọi người dự trữ nhu yếu phẩm để chuẩn bị ở nhà, các sự kiện thể thao và giải trí khác bị hủy bỏ, và các tổ chức giáo dục không hoạt động, sự tăng trưởng nhu cầu về dầu sẽ còn bị tác động hơn nữa.
Dự kiến sẽ có các điều chỉnh hơn nữa của nhà phân tích trong tháng tới, và xem xét số trường hợp coronavirus đã được xác nhận của Mỹ và tâm lý của công chúng như là một hồi chuông cho sự tăng trưởng nhu cầu dầu khí – hoặc lại sụt giảm trong tương lai.
Nguồn: xangdau.net