Khi nhóm OPEC+ nới lỏng việc cắt giảm sản lượng, thị trường dầu đã nhận ra rằng không chỉ nhiều nhà sản xuất trong hiệp ước thiếu khả năng thúc đẩy sản lượng hơn nữa, mà những thành viên có thể khai thác nhiều hơn cũng đang làm giảm công suất dự phòng toàn cầu, do đó làm cho cân bằng thị trường bị ảnh hưởng khiến nguồn cung bị gián đoạn bất ngờ, và giá dầu tiếp tục tăng vọt. Hầu hết công suất dự phòng toàn cầu của thế giới hiện do hai thành viên ở Trung Đông thuộc tổ chức OPEC là Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) nắm giữ. Hai nhà sản xuất này có tiềm năng tăng sản lượng khi OPEC+ tiếp tục nới lỏng việc cắt giảm, nhưng họ đang làm như vậy và phải hy sinh công suất dự phòng.
Công suất dự phòng thấp có thể tạo tiền đề cho một đợt tăng giá dầu kéo dài vì thế giới sẽ có lớp đệm mỏng hơn để bù đắp cho sự gián đoạn nguồn cung đột ngột, điều mà vốn luôn rình rập thị trường dầu toàn cầu.
Tình hình bất ổn ở Kazakhstan và lệnh phong tỏa ở Libya trong tháng qua đã cho thấy rõ thách thức mà thị trường dầu mỏ sẽ phải đối mặt nếu công suất dự phòng tiếp tục thu hẹp. Và điều đó có nghĩa là, nếu OPEC+ tiếp tục bổ sung 400.000 thùng/ngày vào hạn ngạch sản xuất mỗi tháng cho đến khi bù lại tất cả mức cắt giảm.
Sản lượng OPEC+ cao hơn nghĩa là công suất dự phòng thấp hơn
Vấn đề với OPEC+ là chỉ một số ít các nhà sản xuất có thể duy trì công suất dự phòng trong khi tăng sản lượng. Trong đó không bao gồm nhà sản xuất hàng đầu của OPEC và nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, Ả Rập Xê-út, UAE, và ở một mức độ nào đó, Kuwait và có thể là Iraq. Iran, đang chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, có thể đưa hơn 1 triệu thùng/ngày quay trở lại thị trường. Nhưng Iran sẽ chỉ có thể khai thác công suất đó nếu các cuộc đàm phán hạt nhân diễn ra thành công - một diễn biến mà nhiều nhà phân tích không nghĩ là sẽ sớm xảy ra.
Với Iran hiện đang nằm ngoài phương trình này, việc khai thác nhiều dầu hơn trong khi giữ lại một số công suất dự phòng sẽ chủ yếu phụ thuộc vào các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập. Vấn đề khác là công suất dự phòng có thể không tương đương với khả năng bơm dầu của các nhà sản xuất — giới hạn công suất dự phòng chưa bao giờ được kiểm tra, ngay cả ở Ả Rập Xê-út.
Chắc chắn, Hoa Kỳ, Canada và Brazil, tất cả đều nằm ngoài các hiệp ước OPEC+, dự kiến sẽ tăng sản lượng dầu trong năm nay khi giá cao và nhu cầu ngày càng tăng khuyến khích hoạt động và khoan nhiều hơn. Tuy nhiên, đối với đá phiến của Mỹ, kỷ luật vốn tiếp tục là chủ đề quantrongj, do đó, mức tăng sản lượng hàng năm dự kiến sẽ chỉ ở gần mức tăng sản lượng năm 2018-2019.
Với nhu cầu dự kiến sẽ vượt mức trước COVID trong năm nay, công suất dự phòng thấp và đầu tư vào thượng nguồn thấp trong những năm gần đây đang tạo tiền đề cho giá dầu thậm chí còn cao hơn.
Theo ước tính của Bloomberg, công suất dự phòng của OPEC+ sẽ giảm xuống chỉ còn 2,3 triệu thùng/ngày vào tháng 7 năm 2022, vào thời điểm cao điểm của mùa lái xe. Đây sẽ là công suất dự phòng thấp nhất kể từ cuối năm 2018. Phần lớn trong số đó sẽ do các nhà sản xuất vùng Vịnh Ả Rập nắm giữ - những nhà sản xuất duy nhất được cho là có thể đạt được hạn ngạch khai thác của OPEC+ trong suốt năm nay.
Ngay cả Nga cũng đang gặp khó khăn. Các nhà phân tích nói với Bloomberg gần đây đã thấy những thất bại trong nỗ lực tăng hạn ngạch của Nga và có khả năng sẽ tiếp tục như vậy trong những tháng tới. Theo các nhà phân tích được Bloomberg thăm dò ý kiến, Nga có thể tăng sản lượng thêm 60.000 thùng/tháng vào mỗi tháng trong nửa đầu năm 2022 - chỉ hơn một nửa mức tăng trưởng sản xuất 100.000 thùng/ngày mà nước này được phép tăng.
Giá dầu ở mức ba chữ số
Nguồn cung của Nga sẽ chững lại trong hai tháng tới, Francisco Blanch, người đứng đầu bộ phận hàng hóa toàn cầu của Bank of America, nói với Bloomberg vào tuần trước, và mức giá dầu ba con số sẽ xuất hiện trong quý hai năm nay.
Blanch cho biết, nhu cầu đang phục hồi một cách đáng kể, trong khi nguồn cung của OPEC+ sẽ bắt đầu chững lại trong vòng hai tháng tới, đồng thời lưu ý rằng sẽ chỉ có Ả Rập Xê-út và UAE có thể tăng thêm nguồn cung để bổ sung vào thị trường.
Hơn nữa, OPEC+ đã không đạt được chỉ tiêu sản xuất chung trong nhiều tháng và có khả năng sẽ tiếp tục như vậy trong những tháng tới.
Ngay cả các quan chức OPEC cũng thừa nhận rằng nhóm OPEC+ sẽ phải chật vật để tăng nguồn cung ở mức cho phép và giá có thể tăng vọt lên 100 USD/thùng, một số quan chức từ các nhà sản xuất OPEC gần đây đã nói với Reuters.
Ngoài Bank of America, các ngân hàng lớn khác ở Phố Wall cũng dự đoán công suất dự phòng giảm và các nhà sản xuất OPEC+ không có khả năng thúc đẩy sản xuất sẽ dẫn đến giá dầu ở mức ba con số.
Goldman Sachs cho biết giá dầu có thể đạt 100 USD trong năm nay và tăng lên 105 USD/thùng vào năm 2023 do “thiếu hụt cung nghiêm trọng” bởi tác động nhẹ hơn và có thể diễn ra nhanh hơn của Omicron đối với nhu cầu dầu mỏ. Do việc chuyển đổi từ khí đốt sang dầu mỏ, gián đoạn nguồn cung và nhu cầu mạnh hơn dự kiến vào quý 4 năm 2021, tồn kho của OECD dự kiến sẽ giảm vào mùa hè xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000, các nhà phân tích của Goldman lưu ý. Hơn nữa, công suất dự phòng của OPEC+ cũng sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử là khoảng 1,2 triệu thùng/ngày.
Goldman Sachs cho biết: “Ở mức 85 USD/thùng thị trường sẽ vẫn ở mức thiếu hụt nghiêm trọng như vậy, không đủ lớp đệm giữa sự biến động nhu cầu và nguồn cung, cho đến năm 2023”.
Về phần mình, JP Morgan dự đoán công suất dự phòng giảm tại OPEC+ sẽ làm tăng phần bù rủi ro về giá và dự báo giá dầu đạt 125 USD/thùng trong năm nay và 150 USD/thùng trong năm tới.
Nguồn tin: xangdau.net