Các công nhân ngành dầu mỏ đe dọa sẽ đóng cửa một cảng xuất khẩu dầu ở miền đông Libya vào cuối tháng 2, nơi thường xuất khẩu gần 200.000 thùng/ngày nếu yêu cầu đòi trả lương của công nhân không được một đơn vị thuộc tập đoàn dầu khí nhà nước đáp ứng, tờ Argus đưa tin vào thứ Ba, dẫn một nguồn tin vận tải.
Các công nhân đe dọa đóng cửa xuất khẩu dầu thô từ cảng dầu Marsa el-Hariga, nơi vận chuyển dầu được bơm bởi Agoco, một công ty con thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC).
Năm ngoái, Marsa el-Hariga xuất khẩu trung bình 196.000 thùng/ngày, trong khi lượng dầu thô rời khỏi cảng này đạt trung bình 194.000 thùng/ngày vào tháng 1 năm 2022, dữ liệu theo dõi của Argus cho thấy.
Yêu cầu đòi trả lương thường là nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu dầu của Libya bị phong tỏa. Đợt phong tỏa gần đây nhất là của Lực lượng Bảo vệ Các Cơ sở Dầu khí và buộc NOC phải tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với việc xuất khẩu từ một số cảng vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1. Việc đóng cửa đường ống để sửa chữa khẩn cấp và phong tỏa tại một số mỏ dầu, trong đó có mỏ dầu lớn nhất nước, Sharara, đã làm giảm sản lượng dầu của Libya xuống dưới 800.000 thùng/ngày vào đầu tháng 01.
Libya đã cố gắng khôi phục sản lượng dầu lên hơn 1 triệu thùng/ngày kể từ tháng 01, nhưng một cuộc khủng hoảng chính trị mới ở nước này có thể đe dọa tới việc khai thác và xuất khẩu một lần nữa.
Quốc hội Libya có trụ sở ở phía đông tuần trước đã bổ nhiệm một tân Thủ tướng, trong khi người đương nhiệm không chịu từ chức và được cho là mục tiêu của một vụ ám sát vào thứ Năm tuần trước, đây là một sự rạn nứt chính trị khác trong tại quốc gia sản xuất dầu thuộc OPEC.
Sự hỗn loạn chính trị mới, sau cuộc bầu cử thất bại dự kiến diễn ra vào cuối tháng 12 năm 2021, có nguy cơ tạo ra sự hỗn loạn cho các thể chế bị chia rẽ của Libya và làm tăng viễn cảnh xung đột mới cũng như phong tỏa các cảng dầu và cơ sở hạ tầng năng lượng khác.
Nguồn tin: xangdau.net