Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Công nghiệp lọc dầu đang chuyển từ Tây sang Đông

Việc Công ty năng lượng Reliance Petroleum (Ấn Độ) đang chuẩn bị xuất khẩu thùng dầu đầu tiên thông qua hệ thống đường ống ngoằn nghèo dài 4.000 km của tổ hợp lọc dầu lớn nhất thế giới Jamnagar, và nhà máy lọc dầu thứ hai mới được xây dựng của Reliance Petroleum tại khu vực này sẽ trở thành biểu tượng sinh động nhất về sự thay đổi trong ngành công nghiệp dầu mỏ - đang di chuyển sang phía Đông sau một thế kỷ do phương Tây thống trị.

Trong khi nhiều nhà máy ở châu Âu và Mỹ đối mặt với tình trạng khủng hoảng tín dụng, dẫn đến sụt giảm về nhu cầu nhiên liệu, thì các tập đoàn dầu mỏ lớn như BP và Royal Dutch Shell cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và kinh doanh. Neil McMahon, nhà phân tích thuộc công ty Sanford Bernstein, cho rằng tình trạng bất ổn trong nghành công nghiệp lọc dầu đang lan rộng trên khắp nước Mỹ. Trong bối cảnh như vậy, châu Á và Trung Đông lại đang nổi lên như những trung tâm công nghiệp dầu mỏ mới

Theo báo cáo mới đây của công ty tư vấn công nghiệp Wood Mackenzie có trụ sở tại Edinburgh (Xcốtlen), dự kiến sẽ có khoảng 2/3 số nhà máy lọc dầu mới của thế giới được xây dựng trong 2 đến 7 năm tới được đặt tại Trung Đông và châu Á. Các dự án lớn nhất sẽ do các công ty dầu mỏ quốc gia Nhà nước như Saudi Aramco (Arập Xếut), Sinopec (Trung Quốc) và Kuwait Petroleum (Côoét) đảm nhận. Những lý do về sự thay đổi này đã được Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nêu rõ trong báo cáo thường niên "Triển vọng Năng lượng Thế giới" vừa được công bố tuần trước, trong đó nói rõ trong tương lai, nhu cầu cung cấp dầu mỏ sẽ phát triển mạnh ở những nước đang phát triển và suy yếu ở những nước phát triển. Theo báo cáo, vai trò của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) trong lĩnh vực năng lượng đang ngày càng trở nên ít quan trọng hơn.

Các chuyên gia cho rằng sự gia tăng nhu cầu dầu mỏ đến năm 2030 sẽ xuất phát từ các nước đang phát triển, với Trung Quốc đóng góp 43% trong khi Ấn Độ và Trung Đông mỗi nơi 20%. Số còn lại sẽ đến từ các nền kinh tế đang nổi lên ở châu Á. Do đó, nhu cầu của các nước giàu sẽ giảm từ 59% trong năm 2007 xuống còn gần 1/2 của con số này vào năm 2030. Tuy nhiên, phần lớn dầu diesel từ nhà máy mới Jamnagar có thể chủ yếu xuất khẩu cho châu Âu. Các nhà máy lọc dầu khác ở châu Á và Trung Đông cũng chủ yếu là nhằm cung cấp cho các thị trường ngoài nước.

Nhà phân tích Alan Gelder thuộc Wood Mackenzie cho rằng các nhà máy lọc dầu mới ở châu Á và Trung Đông đang cạnh tranh nhau về thu nhập tính trên mỗi thùng dầu, vì họ phải sử dụng công nghệ tinh vi để tinh chế dầu thô rẻ, chất lượng rất thấp thành những sản phẩm chất lượng cao như xăng và dầu diesel. Ở Trung Đông, việc bùng nổ xây dựng nhà máy lọc dầu chứng tỏ không chỉ nhu cầu gia tăng từ khu vực này, mà còn là tham vọng của các nước sản xuất dầu và các nước khác muốn được hưởng lợi nhiều hơn từ dây chuyền giá trị này bằng cách xây dựng các nhà máy có thể chế biến dầu thô của họ. Tuy nhiên, hiện nay chưa phải là thời điểm tốt nhất để xây dựng một nhà máy lọc dầu mới, kể cả ở Ấn Độ hay Arập Xêút.

Cuối cùng, báo cáo của Wood Mackenzie kết luận rằng chỉ có khoảng 30 trong số 160 dự án xây dựng được công bố từ năm 2005, mới có khả năng sẽ được tiến hành, do nhu cầu về dầu mỏ giảm sút và cuộc khủng hoảng tín dụng đang diễn ra.

(Vinanet)

ĐỌC THÊM