Bộ trưởng Năng lượng UAE cho biết OPEC đang đánh giá tác động tới thị trường dầu mỏ từ các cuộc tấn công vào cơ sở dầu mỏ Saudi Arabia và cho biết còn quá sớm để các thành viên thực hiện bất kỳ hành động tăng sản lượng hay tổ chức một cuộc họp.
Dầu tăng tăng vọt trong ngày 16/9/2019 lên gần 72 USD/thùng, có ngày tăng theo phần trăm lớn nhất kể từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, sau một cuộc tấn công khiến sản lượng giảm 5 triệu thùng/ngày hay hơn 5% so với nguồn cung toàn cầu.
Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei cho biết quốc gia này có thể nâng sản lượng để giải quyết với bất kỳ gián đoạn nguồn cung nào, nhưng còn quá sớm để kêu gọi OPEC tổ chức một cuộc họp khẩn cấp.
Suhail al-Mazrouei trả lời các phóng viên tại Abu Dhabi “chúng tôi có công suất dự phòng. Có khối lượng chúng tôi có thể đối phó như một phản ứng tức thì”.
Trước cuộc tấn công này, OPEC đang tập trung vào tăng cường tuân thủ hiệp ước giảm sản lượng với Nga và các thành viên khác ngoài OPEC, gọi là OPEC+.
Ông nói “UAE vẫn khẳng định mục tiêu sản lượng theo thỏa thuận OPEC+”. Nếu Saudi Arabia kêu gọi một cuộc họp khẩn của OPEC “chúng tôi sẽ đối phó với nó”.
Tổng thư ký của OPEC Mohammad Barkindo đã bàn luận về thị trường dầu mỏ với người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ông Fatih Birol sau các cuộc tấn công vào cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia. Hai người đã bày tỏ hài lòng rằng tình trạng này đã được chính quyền Saudi Arabia kiểm soát và đã đồng ý tiếp tục theo dõi thị trường và giữ liên lạc thường xuyên trong vài ngày tới.
Với dự trữ dầu thô toàn cầu dồi dào và không có dấu hiệu thiếu hụt, OPEC không cần phải thảo luận chính thức thực hiện bất kỳ hành động nào hiện nay. Vẫn còn quá sớm để bàn về điều đó.
Các thành viên OPEC và ngoài OPEC gồm Nga trong tháng 12/2018 đã đồng ý giảm sản lượng dầu 1,2 triệu thùng bắt đầu từ tháng 1/2019. Trong đó OPEC giảm 800.000 thùng/ngày, được phân bổ cho 11 nước thành viên và miễn trừ với Iran, Libya và Venezuela.
Bất kỳ hành động thêm nào của OPEC ngoại trừ Saudi Arabia có thể tăng nguồn cung đều bị hạn chế. Saudi Arabia là nhà sản xuất hàng đầu của OPEC giữ phần lớn công suất dự phòng chưa sử dụng.
Dù sao, các thành viên khác gồm UAE, Kuwait và Iran có công suất dự phòng khoảng 940.000 thùng/ngày.
Iran nắm giữ thêm công suất nhưng khối lượng này không được IEA tính do các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nguồn tin: vinanet.vn