Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cơn ác mộng tồi tệ nhất của OPEC? Iraq có thể là thành viên tiếp theo từ bỏ nhóm

Nếu bất kỳ quốc gia nào đi theo bước chân của Qatar và cắt đứt quan hệ với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), thì đó sẽ là Iraq, theo lời Michael Cohen, giám đốc nghiên cứu thị trường năng lượng tại ngân hàng Barclays.

“Tôi nghĩ về tất cả các nước OPEC, đối với tôi, một trong những nước nổi bật trong vòng 6 đến 8 tháng qua là Iraq”, Cohen nói với CNBC, thêm rằng “Iraq đã không phù hợp với mục tiêu thường xuyên của nước này…việc cắt giảm quá khắt khe, Iraq có thể cảm thấy mình không còn phù hợp là thành viên của tổ chức.”

Iraq là nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của tổ chức 15 thành viên OPEC sau Saudi Arabia. Hơn 90% doanh thu của đất nước này đến từ dầu mỏ, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA.

Iraq đã bơm một kỷ lục 4,76 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 10, theo cựu bộ trưởng dầu mỏ Iraq. Sản lượng tăng của nước này, cũng như mức cao sản lượng nhiều năm từ Libya, đóng góp vào mức đỉnh năm 2018 trong sản xuất toàn cầu vào mùa thu này.

Dẫn chứng các chuyến thăm của Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih đến Baghdad trong hai tháng qua, Cohen nói: “Chúng tôi không được biết về bản chất của những cuộc hội thoại đó, nhưng rõ ràng là có rất nhiều mối quan tâm về việc duy trì Iraq."

Truyền thông báo cáo rằng Al-Falih đã gặp gỡ nhà đồng cấp Iraq và thủ tướng Adel Abdul-Mahdi của nước này để thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và điện.

Bộ trưởng dầu mỏ mới được bổ nhiệm của Iraq Thamir Ghadhban nói với báo chí vào cuối tháng 10 rằng việc bơm thêm dầu là ưu tiên hàng đầu cho đất nước 38 triệu dân này. Công ty dầu lửa quốc gia Basra của Iraq có kế hoạch tăng sản lượng từ 3,2 triệu thùng/ngày lên 5 triệu thùng/ngày trong vòng 7 năm tới.

Các quan chức Iraq ước tính họ cần 100 tỷ đô la tài trợ để xây dựng lại nhà cửa và cơ sở hạ tầng, sau nhiều năm chiến tranh và trừng phạt. Dầu sẽ vẫn còn quan trọng đối với kinh phí tái thiết, các chuyên gia nói, lưu ý rằng có nghĩa là Baghdad có một động lực để giữ cho vòi bơm của mình luôn hoạt động.

Trong khi đó, hai nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, Saudi Arabia và Nga, cuối tuần qua “đồng ý gia hạn” một thỏa thuận để hạn chế sản xuất và hỗ trợ giá dầu. Các thành viên OPEC và ngoài OPEC dự kiến ​​sẽ phối hợp cắt giảm nguồn cung khi họp tại Vienna vào cuối tuần này.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM