Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cơ quan quản lý của EU cảnh báo giới hạn giá khí đốt có thể không hiệu quả như dự kiến

Giới hạn giá khí tự nhiên của EU là một công cụ chưa được thử nghiệm và có thể không hiệu quả như mong đợi để ngăn giá khí đốt tăng đột biến đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp châu Âu, người đứng đầu Cơ quan Hợp tác Quản lý Năng lượng Liên minh Châu Âu (ACER) nói với tờ Financial Times.

Trần giá khí đốt là “một điều khó khăn. Nó chưa có tiền lệ, chưa được thử nghiệm”, Christian Zinglersen, giám đốc ACER nói với FT sau khi các Bộ trưởng năng lượng EU đồng ý đặt mức trần cho giá khí đốt chuẩn của EU kể từ giữa tháng 2 năm 2023.

Zinglersen cũng lưu ý rằng ông sẽ “miễn cưỡng dựa vào mức trần giá khí đốt này” để bảo vệ người tiêu dùng EU khỏi tình trạng giá tăng đột biến.

Sau nhiều tháng đàm phán, EU cuối cùng đã nhất trí vào thứ Hai để thiết lập mức giá trần đối với khí đốt tự nhiên để bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự tăng giá quá mức và hạn chế áp lực lạm phát cũng như thiệt hại công nghiệp đối với các nền kinh tế châu Âu.

Hôm thứ Hai, các Bộ trưởng năng lượng EU đã đạt được thỏa thuận chính trị về một quy định đặt ra cái gọi là “cơ chế điều chỉnh thị trường”, sẽ có hiệu lực vào ngày 15 tháng 2 năm 2023.

Cơ chế điều chỉnh thị trường sẽ được kích hoạt nếu giá month-ahead trên sàn TTF, Hà Lan, chuẩn khí đốt chính của Châu Âu, vượt quá 191 USD (180 euro) mỗi MWh trong ba ngày làm việc và giá TTF month-ahead cao hơn 37 USD (35 euro) so với giá tham chiếu cho LNG trên thị trường toàn cầu trong cùng ba ngày làm việc.

Tuy nhiên, EU đồng ý rằng nếu rủi ro đối với an ninh nguồn cung xảy ra, Ủy ban châu Âu sẽ đình chỉ quy định trần giá.

Các nhà phân tích cho biết, giới hạn giá có thể hạn chế khả năng của châu Âu trong việc tiếp tục thu hút phần lớn nguồn cung LNG giao ngay toàn cầu.

Một số quốc gia thành viên EU như Đức và Hà Lan đã e ngại về mức giá trần, lo ngại rằng sự can thiệp thị trường và giới hạn giá sẽ tước đi lợi thế chính của châu Âu trong việc thu hút nguồn cung LNG – với giá cao hơn ở châu Á. Theo các quan chức EU, Đức chỉ đồng ý ủng hộ mức giá trần sau khi EU chấp thuận việc đẩy nhanh các quy định cấp phép cho các dự án năng lượng tái tạo.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM