Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cổ phần hoá: “Điểm sáng” của ngành Dầu khí

 

Việc cổ phần hóa 3 doanh nghiệp lớn của ngành dầu khí theo đúng các quy định của pháp luật, mang lại lợi ích tối đa cho nhà nước được coi là “điểm sáng” của ngành dầu khí trong thời gian qua.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tổ chức tổng kết công tác cổ phần hóa 3 đơn vị lớn là Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) và Công ty TNHH MTV Lọc- Hóa Dầu Bình Sơn (BSR).

Đây là 3 doanh nghiệp lớn của ngành Dầu khí có tổng tài sản lên tới hơn 140.000 tỷ đồng, được Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ đặc biệt quan tâm khi cổ phần hoá nhằm phát triển hơn nữa năng lực sản xuất của doanh nghiệp, gia tăng giá trị đồng vốn của nhà nước.

Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) cho biết quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Ban chỉ đạo cổ phần hoá các DN trên đã tổ chức phổ biến chủ trương, chính sách về cổ phần hoá tới toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động của các đơn vị về các vấn đề quan tâm như: Cổ phần ưu đãi, chế độ chính sách về lao động, tiền lương sau khi chuyển đổi…, tạo đồng thuận và quyết tâm cao từ Tập đoàn và các đơn vị.

Trước khi cổ phần hoá, bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), cả 3 DN thực hiện đúng các quy định về công tác kiểm kê, xử lý tài chính, xác định giá trị thực hiện. Sau khi tổ chức tư vấn định giá lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, Tập đoàn đã báo cáo và kiến nghị Bộ Công Thương đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi Bộ Công Thương công bố giá trị doanh nghiệp.

Kết quả là số liệu Kiểm toán Nhà nước khi xác định lại tổng giá trị doanh nghiệp và tổng giá trị thực tế vốn nhà nước của cả 3 DN đều tăng lên so với trên sổ sách kế toán. Đây là cơ sở để xác định giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng. Cụ thể, giá khởi điểm của PVOil là 13.400 đồng/CP, PVPower là 14.400 đồng/CP, BSR là 14,600 đồng/CP.

Trong nửa cuối tháng 1/2018, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), lần lượt các công ty BRS, PVOil và PVPower lần lượt IPO thành công, thu về thặng dư khoảng 7.450 tỷ đồng cho nhà nước. Cụ thể, công ty TNHH MTV Lọc-Hóa Dầu Bình Sơn (BSR): đã bán đấu giá thành công hơn 241 triệu cổ phần (tương đương 7,79% vốn điều lệ), thu về số tiền hơn 5.414 tỷ đồng với giá đấu thành công bình quân: 23.043 đồng/cổ phần. Thặng dư khoảng 3.150 tỷ đồng.

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower): đã bán đấu giá thành công 20% vốn điều lệ, thu về số tiền 6.987 tỷ đồng với giá đấu thành công bình quân: 14.938 đồng/cổ phần. Thặng dư khoảng 2.300 tỷ đồng.

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil): đã bán đấu giá thành công 20% vốn điều lệ, thu về số tiền 4.040 đồng với giá đấu thành công bình quân: 20.155 đồng/cổ phần. Thặng dư khoảng 2.000 tỷ đồng.

Ngay sau khi hoàn tất việc bán đấu giá cổ phần, cổ phiếu của 3 đơn vị đã được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Upcom (cổ phiếu BSR giao dịch vào ngày 1/3/2018, cổ phiếu PVPower giao dịch vào ngày 6/3/2018, cổ phiếu PVOil giao dịch vào ngày 7/3/2018), chỉ sau hơn 2 tháng kể từ ngày IPO (thay vì thời gian tối đa 1 năm).

Bên cạnh đó, việc chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược đã được triển khai tích cực và khẩn trương. Tuy nhiên, do đã hết thời hạn chào bán cho cổ đông chiến lược và thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại văn bản số 5030/VPCP-ĐMDN ngày 30/5/2018, Ban chỉ đạo CPH đã chỉ đạo PVPower, PVOil, BSR tổ chức Đại hội cổ đong lần đầu và chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần (BSR tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu ngày 21/6/2018, PVPower 26/6/2018, hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ 1/7/2018. PVOil đã tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu vào ngày 30/7/2018, hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ 1/8/2018).

Tại Đại hội cổ đông lần đầu, BSR, PV Power và PV OIL đã công bố kết quả sản xuất kinh doanh với nhiều gam màu sáng trong 6 tháng đầu năm 2018. Trong đó, 6 tháng đầu năm 2018, BSR sản xuất được 3,56 triệu tấn sản phẩm nhưng tiêu thụ đến gần 3,6 triệu tấn thành phẩm, thực hiện 57% kế hoạch năm. Doanh thu ước đạt 55.359 tỷ đồng, bằng 71% kế hoạch năm; nộp ngân sách nhà nước 5.809 tỷ đồng, đạt gần 70% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế khoảng 2.947 tỷ đồng, tương đương 84,7% chỉ tiêu đặt ra cho cả năm 2018.

Ban lãnh đạo BSR đánh giá, sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, BSR sẽ hội tụ đủ năng lực và điều kiện để tự chủ một phần chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong đó, BSR sẽ thực hiện Dự án nâng cấp mở rộng (NCMR) Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Dự án có tổng mức đầu tư 1,8 tỷ USD. BRS sẽ chủ động hơn khi ứng phó các diễn biến phức tạp của thị trường xăng dầu thế giới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà máy với các nhà máy trong và ngoài nước.

Trong khi đó, kết thúc nửa đầu năm 2018, PV Power (POW) ước tính doanh thu và lãi trước thuế tăng trưởng lần lượt 12,2% và 44,3%. Doanh thu tăng trưởng được đánh giá là nhờ sản lượng điện tăng 6% và giá khí tăng do giá dầu phục hồi mạnh trong 6 tháng đầu năm, trong khi tăng trưởng lợi nhuận đến từ tất cả các nhà máy điện.

PV OIL cũng có hoạt động kinh doanh ấn tượng sau IPO, doanh thu hợp nhất của tổng công ty trong 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 29.500 tỷ đồng, hoàn thành 72% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 320 tỷ đồng, hoàn thành 94% kế hoạch năm./.

Nguồn tin: baochinhphu.vn
 

ĐỌC THÊM