Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Có phải thị trường dầu đang quá thắt chặt đối với Trump?

Giá dầu đã nhảy vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 11 trong tuần này và chính quyền Trump xứng đáng nhận được rất nhiều công trạng.

Các lệnh trừng phạt đối với Iran và Venezuela đã kết hợp cùng nhau để đánh bật lượng cung lớn ra ngoài thị trường trong năm qua. Tại thời điểm viết bài này, dữ liệu về xuất khẩu dầu của Venezuela chưa có sẵn, nhưng một trong những kho cảng xuất khẩu dầu chính của nước này được cho là sẽ hoạt động trở lại sau khi bị buộc phải đóng cửa vì mất điện trên diện rộng.

Tuy nhiên, chắc chắn những vấn đề trong ngành dầu khí sẽ vẫn tiếp diễn. Reuters đưa tin, hai kho chứa tại cơ sở nâng cấp dầu nặng Petro San Felix đã phát nổ hôm thứ Tư. Ước tính khác nhau, nhưng một số nhà phân tích nói rằng việc mất điện đã làm tê liệt xuất khẩu dầu, có lẽ giảm xuống còn 500.000 thùng/ngày, giảm một nửa so với chỉ vài tuần trước.

Trong khi đó, các lệnh trừng phạt đối với Iran cũng đang làm gián đoạn nguồn cung, nhưng có thể không nhiều như Trump muốn. Chính quyền Trump đang đặt mục tiêu cắt giảm xuất khẩu dầu Iran xuống khoảng 20% ​​vào tháng 5, theo Reuters, đưa xuất khẩu của nước này xuống dưới 1 triệu thùng mỗi ngày, từ hơn 2,5 triệu thùng mỗi ngày vào mùa xuân năm ngoái.

Reuters đưa tin rằng Mỹ có khả năng cấp gia hạn miễn trừ cho hầu hết tám quốc gia đã có được chúng vào năm ngoái. Đổi lại, họ phải giảm nhập khẩu từ Iran. Mỹ đang đặt mục tiêu đưa xuất khẩu xuống dưới 1 triệu thùng/ngày, giảm từ mức gần 1,25 triệu thùng/ngày hiện tại.

Nhưng đáng chú ý, nỗ lực này làm dừng việc cắt giảm xuất khẩu của Iran về số 0, như các quan chức hàng đầu của Mỹ đã liên tục thảo luận vào năm ngoái. “Việc đưa về 0 có thể chứng tỏ khó khăn” một nguồn tin biết về các cuộc thảo luận nói với Reuters. Nguồn tin này nói thêm rằng giá Brent 65 đô la là “mức cao nhất trong vùng thoải mái giá dầu thô của Trump”. Brent đã vượt 68 đô la/thùng trong giao dịch giữa ngày hôm thứ Năm.

Tổng thống Trump ghét giá xăng dầu cao nhiều hơn là ông ghét chế độ Iran. Mỹ đã quay trở lại vị trí hiếu chiến của mình vào năm ngoái khi Brent vọt lên trên 80 USD mỗi thùng ngay trước khi thực hiện các biện pháp trừng phạt. Không chắc lần này sẽ khác. Việc cắt giảm xuất khẩu dầu Iran xuống 1 triệu thùng/ngày là mục tiêu có thể đạt được nhiều hơn so với về zero.

Điều quan trọng là, Mỹ đã có được sự giúp đỡ của Saudi trong thời gian này. Riyadh đã tăng sản lượng dầu lên 11 triệu thùng/ngày vào năm ngoái, thêm hơn 1 triệu thùng/ngày vào nguồn cung mới trong những tháng sắp có lệnh trừng phạt. Khi Mỹ lật mặt, giá cả sụp đổ vì thị trường đột nhiên không thắt chặt như mọi người kỳ vọng.

Sau khi bị chuốt vạ vào thân bởi Trump, Saudis không thể nghe theo yêu cầu của ông về việc sản xuất nhiều hơn. Ed Morse, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Citigroup, nói với Bloomberg, “cách mà Saudis bị tổng thống Mỹ đánh lừa liên quan đến các lệnh trừng phạt Iran là điều mà họ vẫn có thể nếm trải”. Sự khác biệt trong giọng điệu phát ra từ Riyadh giữa năm 2018 và 2019 là rất rõ. Năm ngoái, Saudis đã cố gắng xoa dịu thị trường, liên tục trấn an mọi người về nguồn cung đầy đủ. Họ, cùng với các đối tác của mình, đã từ bỏ việc cắt giảm sản lượng để tránh giá tăng vọt.

Giờ đây, Ả Rập Xê Út không chỉ yêu cầu tất cả mọi người trong liên minh OPEC + tuân thủ lại cắt giảm sản lượng, mà Saudi còn cam kết cắt giảm nhiều hơn 0,5 triệu thùng/ngày so với yêu cầu. Và họ sẽ duy trì việc cắt giảm đó ít nhất là cho tới tháng Tư.

Mỹ có rất ít công cụ để có thể đáp ứng các mục tiêu cạnh tranh của chính quyền đối với việc cô lập Iran và Venezuela trong khi vẫn duy trì giá xăng thấp. Một công cụ là dự luật NOPEC, các thành viên OPEC đối mặt với hành động chống độc quyền của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.

Được biết các quan chức OPEC đã nói rất rõ với các công ty khoan đá phiến của Mỹ ở Houston trong tuần này rằng nếu NOPEC trở thành luật, thì điều đó có thể rất tệ cho ngành công nghiệp đá phiến. Dự luật NOPEC có thể gây khó khăn cho OPEC khi tham gia vào việc cắt giảm sản xuất phối hợp, điều này có nghĩa là họ quay trở lại sản xuất ở mức tối đa. Không phải ngẫu nhiên, mà các cơ quan dầu lớn của Mỹ, như Viện Dầu khí Hoa Kỳ, đang vận động Quốc hội Hoa Kỳ không thông qua dự luật.

Tuy nhiên, luật này mang lại cho Trump một chút tầm ảnh hưởng đối với Saudis, mặc dù không rõ điều này có đủ sức thuyết phục họ tăng cường nguồn cung hay không.

Yếu tố khác có thể giúp chính quyền Trump cô lập Iran và Venezuela trong khi ngăn giá tăng là nguồn cung đá phiến của Mỹ, mặc dù chính xác Nhà Trắng không có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với động lực này. Đá phiến của Mỹ vẫn đang tăng trưởng nhanh chóng, mặc dù có dấu hiệu chậm lại.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã dành thời gian ở Houston tại Hội nghị IHS CERAWeek, kêu gọi các công ty khoan đá phiến làm tất cả những gì có thể để tăng sản lượng. Ông mô tả các công ty dầu mỏ của Mỹ là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Thật vậy, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ lên Venezuela và Iran, những gì xảy ra ở West Texas là rất cần thiết. Nhưng một lần nữa, Pompeo không thể làm gì nhiều để ảnh hưởng đến những gì đang xảy ra tại các mỏ dầu đá phiến.

Pompeo chắc chắn mong muốn là ông có thể. Chỉ vài ngày trước, EIA đã hạ dự báo sản lượng dầu của Mỹ trong năm nay và năm tới. Cơ quan này cũng báo cáo sự sụt giảm bất ngờ trong hàng tồn kho, một dấu hiệu cho thấy thị trường rốt cuộc có thể không bị thừa cung.

Các bản tin rằng Mỹ đang tiết chế lập trường của mình đối với các lệnh trừng phạt Iran, có lẽ chỉ đặt mục tiêu đưa xuất khẩu dầu của Iran xuống 1 triệu thùng/ngày chứ không phải là 0, là một sự thừa nhận rõ ràng rằng thị trường dầu mỏ đang thắt chặt đến mức chính quyền Trump cảm thấy bị gò ép trong các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM