Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Có phải Nga vừa gợi lại sự kết thúc của thỏa thuận OPEC?

OPEC và Nga có thể chiến đấu với Mỹ để giành thị phần dầu mỏ, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói với TASS hôm thứ Bảy, ngay cả khi điều đó có nghĩa là từ bỏ thỏa thuận OPEC và giá dầu giảm.

OPEC và Nga đã cắt giảm sản lượng dầu theo thỏa thuận được ký kết, nhưng Mỹ tiếp tục tăng sản lượng và đang giành thị phần trong quá trình này- thị phần trước đây do các thành viên trong thỏa thuận nắm giữ trong đó có Nga.

Tuy nhiên, bất kỳ thất bại nào trong thỏa thuận cắt giảm sản xuất sẽ có tác động tiêu cực đến giá và về mặt lý thuyết có thể đưa giá lao vào lãnh thổ 40 USD mỗi thùng. Điều này sẽ bóp nghẹt các nhà sản xuất dầu của Mỹ và gây tổn thất cho các khoản đầu tư mới, Siluanov nói.

“Nếu thỏa thuận này bị hủy bỏ giá dầu sẽ đi xuống, thì các khoản đầu tư mới sẽ bị thu hẹp, sản lượng của Mỹ sẽ thấp hơn, vì chi phí sản xuất dầu đá phiến cao hơn so với sản lượng truyền thống”.

Những bình luận của Siluanov đã đi kèm với những cảnh báo về suy thoái kinh tế toàn cầu đang dần lộ hiện. “Những nguy cơ của suy thoái kinh tế toàn cầu sắp tới là rất cao”, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết. “Chúng tôi đã sẵn sàng cho một sự thay đổi về giá năng lượng toàn cầu - chúng tôi đã chuẩn bị ngân sách, dự trữ, cán cân thanh toán. Chúng tôi đã tạo ra loại hệ thống này”.

Nga đã trở thành một yếu tố khó đoán trong thỏa thuận cắt giảm sản xuất OPEC + và từ lâu đã  phát đi các thông điệp trái chiều liên quan đến thỏa thuận của họ. Và khi sản lượng của Mỹ tăng lên và thị phần của nó ngày càng mở rộng, quyền lực của OPEC đang suy yếu dần, làm nổi bật tầm quan trọng của mối quan hệ giữa nhóm với Nga.

Sản xuất của OPEC đã giảm xuống mức dưới mức cam kết. Tuy nhiên, Mỹ tiếp tục tăng sản lượng và hiện đang ở mức cao nhất mọi thời đại với 12,2 triệu thùng/ngày, theo EIA. Trước khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng ban đầu được thiết lập vào tháng 12 năm 2016, sản lượng dầu của Mỹ đạt mức 8,77 triệu thùng/ngày, một mức tăng đáng kể chắc chắn sẽ gây áp lực lên bất kỳ quốc gia nào có sản lượng giảm dần.

Tuy nhiên, Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Ba đã đảm bảo với thị trường rằng Nga sẽ tiếp tục hợp tác với OPEC. “Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ thị trường, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với OPEC”, ông Putin nói với TASS.

“Nếu tình hình thị trường diễn biến theo cách dự trữ tăng mạnh, hoặc Mỹ chiếm giữ dầu của Venezuela và nhanh chóng tăng khả năng tiếp cận của mình tới thị trường thế giới, hoặc điều gì đó tích cực xảy ra ở Libya về tình hình chính trị và Libya gia nhập thị trường toàn cầu hoặc ai đó nghĩ rằng cần phải ngừng gây áp lực lên Iran và Iran xâm nhập thị trường với khối lượng bổ sung, thì chúng tôi sẽ phải xem xét đến tất cả những điều này và đưa ra quyết định phù hợp. "

Theo các điều khoản của thỏa thuận cắt giảm sản xuất được ký với OPEC, Nga đã đồng ý cắt 230.000 thùng/ngày để đạt 11.191 triệu thùng/ngày.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM