Phần lớn các cuộc thảo luận về vấn đề “độc lập” kinh tế của Châu Âu, đã xoay quanh mối quan hệ ngày càng căng thẳng với chính quyền Trump về các vấn đề chính sách đối ngoại như thương mại và Iran. Tuy nhiên, trọng tâm này đã bỏ qua một bên một diễn biến quan trọng khác: định mệnh của ngành năng lượng châu Âu, một trụ cột chính của thị trường - đang ngày càng rơi vào tay Nga và Trung Quốc.
Bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ sắp xảy ra và sự phản đối rộng rãi bao gồm từ trong khối châu Âu, đường ống khí đốt tự nhiên trị giá 11 tỷ đô la Nord Stream 2 của Gazprom chạy dọc dưới biển Baltic giữa Nga và Đức đang gần hoàn tất. Trong khi đó, Trung Quốc đã cố gắng có được thị phần năng lượng trên toàn liên minh. Chỉ là một ví dụ đáng chú ý, công ty China Three Gorges, đã trở thành cổ đông lớn nhất trong công ty Energias de của Bồ Đào Nha, đã đặt giá thầu khổng lồ 10,8 tỷ đô la để chiếm lấy toàn bộ lưới điện Bồ Đào Nha.
Sự xuất hiện gia tăng của Moscow và đầu tư của Bắc Kinh vào gần như mọi khía cạnh của ngành năng lượng Châu Âu, từ nhiên liệu hóa thạch đến năng lượng tái tạo và sản xuất điện đến cơ sở hạ tầng năng lượng, đã thu hút sự chỉ trích từ cả EU và nước ngoài. Những quan ngại đặc biệt đã được đặt ra về sự thống nhất châu Âu và sự cạnh tranh không lành mạnh. Nếu không được giải quyết, những tác động địa chính trị và thương mại này có thể dẫn đến một sự chen vào giữa Mỹ và Châu Âu trong khi gieo rắc sự chia rẽ nghiêm trọng trong thị trường Châu Âu.
Châu Âu có thể tin tưởng khí đốt của Nga?
Xung đột địa chính trị kéo dài và những lời hoa mỹ thời Chiến tranh Lạnh đã châm ngòi cho sự bất an xung quanh việc đầu tư năng lượng của Nga vào châu Âu. Hồi tháng Năm, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry đã đề xuất một dự luật trừng phạt nhằm vào các công ty, trong đó có một số công ty châu Âu, tham gia vào dự án Nord Stream 2 với nỗ lực nhằm làm đình trệ việc xây dựng đường ống gây tranh cãi này. Mặc dù Gazprom đã được sự cho phép từ Nga, Phần Lan, Thụy Điển và Đức, nhưng đã gặp phải sự phản đối từ Đan Mạch, nơi vẫn chưa cấp phép cho đường ống đi qua lãnh thổ của họ. Dự án này cũng bị phản đối kịch liệt bởi hầu hết các nước Trung và Đông Âu, trong đó có Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic, chứ chưa nói đến sự phản đối kiên định của Ukraine.
Ủy ban châu Âu cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, cảnh giác với việc gia tăng sự phụ thuộc năng lượng, cả về khí đốt của khu vực này vào Nga, một quốc gia không thân thiện về mặt chính trị, vốn vẫn chịu sự trừng phạt của EU đối với hành vi xâm lược của họ ở Ukraine. Trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro của sự phụ thuộc này, Ủy ban đã thực hiện các thay đổi chính sách để đưa Nord Stream 2 chịu sự quy định quản lý của EU. Các cải cách này hiện đang không được Gazprom thừa nhận tại Tòa án Châu Âu. Đáng chú ý, sự bất hòa nội bộ xung quanh dự án này mâu thuẫn sâu sắc với chính sách năng lượng của Ủy ban, vốn đòi hỏi một thị trường nội bộ đồng bộ hơn và một khuôn khổ bên ngoài với cùng chung quan điểm. Ý định của dự án này là bỏ qua Ukraine, Ba Lan và Slovakia, những nước Nga đã có sự dính líu đến chính trị không mong muốn, làm dấy lên lo ngại rằng đường ống mới có thể dẫn đến công kích mạnh mẽ hơn nữa.
Ảnh hưởng của Bắc Kinh
Trái ngược với cách tiếp cận có mục tiêu của Nga, đầu tư năng lượng của Trung Quốc vào châu Âu mở rộng và đa dạng hơn, với cả các dự án nhiên liệu hóa thạch và tái tạo trên khắp lục địa. Các quốc gia Trung và Đông Âu là những điểm đến phổ biến theo Định dạng “16 + 1”, bao gồm một nhóm gồm 11 thành viên EU và 5 quốc gia Balkan như một sự phát triển của Sáng kiến Vành đai & Con đường (BRI).
Các nhà lãnh đạo EU ngày càng trở nên lo sợ bởi cương lĩnh 16 + 1, cho phép Trung Quốc đạt được các thỏa thuận tài chính song phương với các quốc gia tham gia. Brussels lo ngại rằng điều này làm xói mòn sự gắn kết của EU trong việc neo giữ các nền kinh tế thành viên bởi việc phá vỡ các quy định và luật pháp EU. Ngay cả một số người trong mạng lưới “16 + 1” cũng không hài lòng với cách kinh doanh của người Trung Quốc, viện dẫn các vấn đề như lấn át đầu vào địa phương. Nói chung, một số giới chính trị ở Brussels coi Trung Quốc là một đối tác có chủ ý có thể làm suy yếu nền tảng tự do của Châu Âu.
Ngoài định dạng 16 + 1, Trung Quốc cũng cung cấp cho châu Âu các nguyên liệu thô như Tellurium, gallium, indium và các nguyên tố đất hiếm neodymium và dysprosium, vốn rất quan trọng đối với ngành công nghiệp năng lượng mặt trời và gió. Các chuyên gia dự đoán rằng năng lượng mặt trời và gió sẽ chiếm tới 80% hỗn hợp năng lượng ở châu Âu vào năm 2040, thì vai trò của Trung Quốc trong việc cung cấp các nguyên liệu thô này có tác động ngay lập tức và sâu rộng. Đầu tiên, ngành năng lượng tái tạo châu Âu sẽ được định hình bởi các chính sách công nghiệp của Bắc Kinh, tạo ra những cú sốc bên ngoài bao gồm tắc nghẽn nguồn cung và biến động giá – chưa kể sự cạnh tranh không lành mạnh đối với các doanh nghiệp năng lượng mặt trời và gió trong nước. Về lâu dài, an ninh năng lượng của Châu Âu có thể bị tổn hại do sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Trung Quốc và làm suy yếu khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Sự trấn an lại: Quá muộn
Chắc chắn, các bên liên quan của Nga và Trung Quốc đều phủ nhận những lời chỉ trích này và nhấn mạnh rằng các khoản đầu tư của họ sẽ thúc đẩy kết quả đôi bên cùng có lợi. Gazprom, cổ đông duy nhất của Nord Stream 2, có sự hỗ trợ tài chính từ năm công ty Tây Âu –OMV, Anglo-Dutch Shell của Áo, Engie của Pháp, Uniper và Wintershall của Đức, và đã ký hợp đồng đặt ống dẫn tới Saipem của Ý và Allseas có trụ sở tại Thụy Sĩ. Trong khi đó, Bắc Kinh tiếp tục tuyên bố sự ủng hộ không ngừng cho sự hội nhập và thống nhất của EU: trong Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần thứ 21 vào tháng 4 năm 2019, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhắc lại sự cần thiết phải có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Bắc Kinh và khối Châu Âu.
Những lời trấn an một chiều như vậy không đủ để chế ngự nỗi sợ của EU, bắt nguồn từ cả những nỗi đau trong quá khứ và những khác biệt văn hóa và chính trị cơ bản. Trong khi các khoản đầu tư năng lượng của Trung Quốc vào châu Âu ngày càng được các công ty tư nhân xông xáo, thì sự hậu thuẫn tài chính này phản ánh một chiến lược chính trị rõ ràng trong việc cân bằng an ninh năng lượng trong nước của Trung Quốc và cương vị quản lý môi trường toàn cầu cũng như nâng cao hình ảnh quốc tế của Trung Quốc.
Trong khi đó, Gazprom đã bắt đầu có vô số những tranh chấp với chính phủ Ukraine về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của họ, bao gồm việc cắt dòng khí đến toàn bộ châu Âu để ngăn không cho Ukraine đảo ngược dòng chảy qua các đường ống đi qua lãnh thổ nước này và cắt dòng khí sang Ba Lan, Hungary và Slovakia đi qua đường ống Nord Stream 1 để ngăn họ cung cấp cho Ukraine. Xét cho cùng, đối với các nước như Nga và Trung Quốc, với nền kinh tế dựa trên chủ nghĩa tư bản do nhà nước lãnh đạo, thì không thể tách rời lý do kinh tế và chính trị và cũng không để cho tuyên bố đầu tư tài chính của họ không có động lực địa chính trị.
Thách thức phía trước đối với EU đối với tùy thuộc vào khả năng của các quốc gia thành viên để xây dựng sự thống nhất và gắn kết khu vực nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nga và sự dính líu của Trung Quốc cũng như tạo ra một cuộc tranh luận có ý nghĩa vượt qua sự chia rẽ đơn giản thái quá.
Nguồn tin: xangdau.net