Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

CNOOC của Trung Quốc tìm cách khoan dầu khí ngoài khơi Tanzania

CNOOC, tập đoàn dầu khí hải dương khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, có kế hoạch thăm dò ngoài khơi Tanzania theo một thỏa thuận với công ty quốc doanh của nước này, Bộ trưởng Năng lượng Tanzania Jan Makamba nói với Bloomberg hôm thứ Năm.

Tanzania, nằm trên bờ biển phía đông của châu Phi, đang tìm cách thúc đẩy khai thác các nguồn khí đốt tự nhiên của mình và gần đây đã đồng ý về một thỏa thuận với các công ty lớn để xây dựng một kho cảng xuất khẩu LNG khổng lồ.

CNOOC và Tanzania có “một thỏa thuận đang được triển khai” để thực hiện các nghiên cứu địa chấn trước vòng cấp phép ngoài khơi dự kiến được tổ chức vào năm 2024, Bộ trưởng Năng lượng Tanzania nói với Bloomberg trong chuyến thăm Trung Quốc để thảo luận về các dự án với CNOOC.

Bộ trưởng cho biết thêm, công ty Trung Quốc và Tập đoàn Phát triển Dầu khí Tanzania do nhà nước nắm giữ sẽ thực hiện công việc chung tại các lô nước sâu thuộc sở hữu của TPDC.

Các lô này nằm gần chỗ phát hiện khí đốt tự nhiên rộng lớn được thực hiện bởi liên doanh Shell, Equinor và ExxonMobil.

Tháng trước, ba công ty lớn và chính phủ Tanzania đã đạt được thỏa thuận xây dựng một kho cảng xuất khẩu LNG. Thỏa thuận ban đầu bao gồm các trụ cột của thỏa thuận với chính phủ sở tại và thỏa thuận chia sẻ sản xuất.

“Điều này mở đường cho một loạt các cột mốc quan trọng cần tuân theo để nhận ra cơ hội LNG tuyệt vời này cho đất nước và thế giới,” giám đốc quốc gia Tanzania của Equinor, Unni Fjaer cho biết trong một tuyên bố do Reuters đăng tải.

Tanzania, cũng như các quốc gia khác ở châu Phi, đang tìm cách tận dụng nhu cầu LNG ở châu Âu, nơi đang mua khối lượng nhiên liệu siêu lạnh ngày càng tăng để thay thế nguồn cung qua đường ống của Nga.

Bộ trưởng Tanzania nói với Bloomberg: “Chúng tôi tin rằng Tanzania có nhiều khí đốt hơn, và có thể là dầu mỏ, sẽ được phát hiện vì cho đến nay mới chỉ có 30% diện tích tiềm năng về tài nguyên dầu khí được thăm dò”.

Các công ty dầu khí lớn hiện đang tìm cách ký các thỏa thuận bổ sung ở Địa Trung Hải và châu Phi để cung cấp khí đốt cho châu Âu, khu vực vốn muốn loại bỏ khí đốt của Nga vào năm 2027.

Giám đốc điều hành của Eni, ông Claudio Descalzi, nói với Financial Times vào đầu năm nay rằng châu Âu nên tìm đến châu Phi cho trục năng lượng “nam-bắc” để vận chuyển khí đốt.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM