Là chuyện thường thấy khi các nhà phân tích dầu mỏ đưa ra một loạt những dự báo mới sau khi có sự biến đổi lớn về giá, và sự phục hồi mới đây nhất của WTI và Brent cũng không phải là ngoại lệ.
Chỉ trong vài ngày gần đây, chúng ta đã thấy một nhà phân tích dự đoán mức giá 80 USD/thùng, trong khi một nhóm các nhà phân tích khác dự đoán giá giảm nếu OPEC chấm dứt thỏa thuận cắt giảm sản xuất theo kế hoạch vào tháng 3 năm 2018.
Bây giờ Citi đã tham gia vào với một lời cảnh báo: dù cho OPEC có làm gì đi nữa thì nguồn cung cũng sẽ có khả năng thắt chặt hơn vào năm tới.
Điều đó trái ngược với tâm trạng chung, vốn đang lo lắng liên tục rằng thời điểm OPEC thông báo kết thúc thỏa thuận của nhóm, các thành viên của OPEC sẽ sản xuất ồ ạt trở lại và bắt đầu bơm dầu vượt mức hạn ngạch hiện tại. Theo Ed Morse của Citi, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa của ngân hàng, 5 thành viên của OPEC đang bơm hết công suất và vì vậy việc tăng thêm sản lượng là điều không thể.
Các thành viên mà Morse tin sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng nguồn cung là Iraq, Iran, Nigeria, Venezuela và Libya. Tất cả những nước này, ngoại trừ Venezuela, đều đã thông báo kế hoạch tăng sản lượng dầu của họ. Đồng thời, tất cả các nước này phải đối mặt với nhiều vấn đề trong việc đẩy mạnh sản xuất, nhưng những vấn đề này không phải là do đầu tư không đủ mà Morse đổ lỗi cho trường hợp khả năng sản xuất.
Venezuela đang trong tình trạng hỗn loạn và không có điều kiện để mở rộng sản xuất dầu. Nigeria và Libya đã phải chịu nhiều cuộc tấn công bằng vũ lực đối với cơ sở hạ tầng dầu mỏ, và dự kiến sẽ tiếp tục xảy ra.
Bất chấp những thách thức liên tục và nghiêm trọng này, cả Nigeria và Libya đều có kế hoạch tăng sản lượng. Ví dụ, Công ty Phát triển Dầu khí Nigeria gần đây cho biết họ dự định tăng sản lượng tại Niger Delta lên thêm 320.000 thùng/ngày vào năm 2020. Tổng sản lượng của Nigeria có thể tăng lên 4 triệu thùng/ngày vào năm đó, theo kế hoạch được thông báo của Bộ trưởng Dầu mỏ Emmanuel Ibe Kachikwu. Các kế hoạch này phụ thuộc phần lớn vào đầu tư nước ngoài, với chính phủ liên bang gần đây đã tán dương một số “đại gia” về việc tiếp tục đầu tư vào ngành dầu khí của Nigeria.
Iraq, quốc gia mà Morse cho biết có thể sẽ đánh mất nhiều khoản đầu tư hơn vì các điều khoản hợp đồng không hấp dẫn đối với các công ty dầu mỏ, là con cừu đen trong đàn OPEC khi nói đến việc cắt giảm sản xuất. Đây là một thách thức cho nhà sản xuất lớn thứ hai của nhóm để giảm sản lượng của nó xuống mức hạn ngạch đã được phân bổ. Điều này cho thấy rằng Iraq đang không sản xuất hết khả năng. Đồng thời, nếu Shell từ bỏ mỏ dầu Majnoon, thì những công ty khác có thể làm theo- việc này làm tước bỏ năng lực sản xuất.
Iran cũng có kế hoạch tăng sản lượng dầu với sự giúp đỡ của các công ty nước ngoài, nhưng họ đã cảnh báo rằng xuất khẩu có thể bị hạn chế trong những tháng tới do nhu cầu trong nước gia tăng. Mặc dù vậy, Tehran có kế hoạch cho sản lượng hàng ngày là 4 triệu thùng vào cuối tháng 3 năm 2018.
Florian Thaler, nhà chiến lược dầu tại Signal Ocean, nói với Oilprice, "Citi chắc chắn có một quan điểm với giả định này vì một số nước trong OPEC không có nhiều khả năng để bơm nhiều hơn trong khi những nước khác lại không có động cơ thực sự để sản xuất thêm. Kết hợp suy nghĩ đó với nhu cầu cao hơn do tăng trưởng, và bạn đạt đến một điểm nơi mà thị trường được cân bằng tốt hơn nhiều".
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với Morse. Vandana Hari, nhà sáng lập Vanda Insights, một hãng cung cấp nghiên cứu và phân tích thị trường dầu mỏ toàn cầu có trụ sở tại Singapore, nói với Oilprice rằng "Sự phục hồi của dầu thô Brent hồi đầu tuần lên mức cao nhất trong hai năm đã đánh dấu xu hướng tăng giá có tính cách bắt buộc trên thị trường dầu mỏ”.
Đột nhiên, chúng tôi có những người tham gia thị trường và các nhà phân tích mô tả quan điểm của họ thông qua lăng kính màu hồng. Không có gì đáng ngạc nhiên, chúng ta có tất cả các yếu tố hỗ trợ giá cả đang được phô bày ra, và những tín hiệu xấu đang giảm bớt".
Hari lưu ý rằng khả năng dự phòng của OPEC không phải là một vấn đề trong bối cảnh cung thiếu hụt. Nói cho cùng, bà cho biết, 12 trong số 14 thành viên của OPEC đã cam kết cắt giảm khoảng 1,2 triệu thùng/ngày. Với những cắt giảm thêm từ các nước ngoài OPEC, điều này có nghĩa là về mặt kỹ thuật, 1,8 triệu thùng/ngày là công suất dự phòng tối thiểu có sẵn trong số các nước này.
Chúng ta không nên đánh giá thấp khả năng dự trữ của nhà sản xuất mới - Hoa Kỳ - nhà phân tích năng lượng này nói. Sản lượng dầu của Mỹ tăng gần 780.000 thùng/ngày kể từ đầu năm, và các nhà sản xuất đá phiến đang cùng nhau nắm giữ một "kho dự trữ" của hơn 6.000 giếng khoan chưa hoàn thành. Trong trường hợp có khủng hoảng cung, tín hiệu giá phải chăng sẽ kích hoạt các giếng khoan này bơm thêm dầu chỉ trong vòng vài ngày.
Các thành viên của OPEC có thể hoặc không thể sản xuất dầu với công suất tối đa, nhưng các công ty dầu mỏ lớn chắc chắn là đang thiếu nguồn dự trữ và những phát hiện mới. Những phát hiện và dự trữ mới này có thể đến từ một số thành viên OPEC nêu trên hoặc có nguy cơ lớn hơn nhiều là đến từ những mỏ dầu tiềm năng cho đến nay vẫn chưa được khai thác.
Ngay cả khi người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa của Citi đúng và có cuộc khủng hoảng nguồn cung sắp xảy đến thì rất có thể nó sẽ không nghiêm trọng và kéo dài như ông gợi ý. Trừ phi các nhà sản xuất đá phiến của Nga và Mỹ bất ngờ ngừng bơm.
Nguồn tin: xangdau.net