Chuyên gia năng lượng và dầu mỏ Hamza al-Jawaheri nói với Hãng thông tấn Shafaq trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai, việc chấp nhận năng lượng tái tạo mà hi sinh nhiên liệu hóa thạch không mang lại lợi ích tốt nhất cho Iraq.
Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC sau Ả Rập Xê-út, đang phải chịu cảnh mất điện và gián đoạn do thiếu đầu tư vào lưới điện truyền tải. Iraq cũng phụ thuộc vào nhập khẩu điện và khí đốt tự nhiên từ nước láng giềng Iran để cung cấp điện và đã nhận được sự miễn trừ của Hoa Kỳ để tiếp tục nhập khẩu điện từ Iran bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Tehran.
Ông al-Jawaheri nói với Hãng thông tấn Shafaq: “Iraq là một quốc gia sản xuất dầu mỏ. Nó cung cấp 12% nhu cầu của thế giới. Việc chấp nhận năng lượng tái tạo không phải là lợi ích tốt nhất”.
Hãng tin này dẫn lời nhà phân tích năng lượng cho biết: "Nền kinh tế Iraq đang phụ thuộc vào dầu mỏ để tài trợ cho ngân sách của mình. Việc thúc đẩy năng lượng thay thế không phải là lựa chọn tối ưu để giải quyết vấn đề năng lượng ở Iraq".
Theo al-Jawaheri, việc lắp đặt cơ sở năng lượng mặt trời là vô ích ở các khu vực đô thị, cũng như "đắt gấp 4 lần so với dầu hóa thạch".
Trước chuyến thăm của Thủ tướng Iraq Mustafa Kadhimi tới Nhà Trắng hôm thứ Hai, một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ nói rằng "chúng tôi có một chương trình nghị sự rất lớn về khí hậu với Iraq mà tôi muốn nhấn mạnh. USAID đã tài trợ hỗ trợ kỹ thuật cho năng lượng tái tạo và thích ứng khí hậu với một con số - con số tiền tệ mà tôi chưa thể công bố. "
Tháng trước, Masdar, một công ty con của Công ty Đầu tư Mubadala thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), đã ký một thỏa thuận chiến lược với Iraq để phát triển các dự án quang điện mặt trời (PV) tại nước này với tổng công suất tối thiểu là 2 gigawatt (GW).
Ihsan Abdul Jabbar Ismail, Bộ trưởng Dầu mỏ Cộng hòa Iraq, cho biết trong một bài phát biểu hồi tháng 6: “Chính phủ dự định tăng cường và nâng sản lượng năng lượng sạch của quốc gia”.
"Iraq đang nhắm mục tiêu 20 đến 25% năng lượng đến từ các nguồn tái tạo, thay vì nhiên liệu hóa thạch, tương đương 10 đến 12 GW. Thỏa thuận này với Masdar, một công ty đi đầu toàn cầu về năng lượng tái tạo, là một bước quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực đầu tư năng lượng sạch và khai thác năng lượng mặt trời ở Iraq ", Bộ trưởng cho biết thêm.
Nguồn tin: xangdau.net