Trong một tháng có tin tức chậm như tháng 8, bất kỳ sự kiện nào có ý nghĩa tương đối đều được đưa tin nhiều. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu không chỉ là một sự kiện có ý nghĩa tương đối. Mà dựa trên sự đưa tin của các phương tiện truyền thông, đó là một sự kiện có ý nghĩa rất lớn. Ý nghĩa này nằm trong một cảnh báo rõ ràng: từ bỏ nhiên liệu hóa thạch hoặc hủy hoại hành tinh này. Báo cáo về cơ bản nói rằng nếu chúng ta không hành động ngay lập tức, chúng ta sẽ không bao giờ có thể hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nó cũng lưu ý rằng một số thay đổi mà hoạt động của con người gây ra trên hành tinh đã không thể đảo ngược.
Nhận xét về báo cáo, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu, "Báo cáo này ắt hẳn là hồi chuông báo tử cho than đá và nhiên liệu hóa thạch, trước khi chúng phá hủy hành tinh của chúng ta," và nói thêm "Các quốc gia cũng nên chấm dứt mọi hoạt động thăm dò và khai thác nhiên liệu hóa thạch mới, và chuyển sự trợ cấp từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. "
Thế giới phải khẩn trương cắt giảm nguồn cung nhiên liệu hóa thạch một cách có trật tự và minh bạch, đồng thời ngừng thăm dò dầu khí với chi phí và rủi ro cao ngay hôm nay ", người sáng lập và chủ tịch điều hành của Carbon Tracker cho biết.
Những phản ứng này - đặc biệt là lời kêu gọi chấm dứt mọi hoạt động thăm dò dầu khí của Guterres từ LHQ - nghe khá quen thuộc. Lý do là nó lặp lại lời kêu gọi của Cơ quan Năng lượng Quốc tế về việc chấm dứt tất cả các hoạt động thăm dò dầu khí mới trước cuối năm 2021. IEA đã đưa ra lời kêu gọi trong Lộ trình Net-Zero, khi nhu cầu về dầu và khí đốt giảm nhanh vì sự sẵn sàng của các nguồn năng lượng thay thế.
Tuy nhiên, ngay sau khi báo cáo được công bố, chính Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã thực hiện một lời kêu gọi khác, lần này là tới OPEC. The đó, cơ quan này yêu cầu OPEC bắt đầu bơm thêm dầu vì nhu cầu nhiên liệu đang phục hồi nhanh hơn dự kiến, đẩy giá lên cao hơn.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, người đã đặt mục tiêu làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ không phát thải ròng vào năm 2050 và cắt giảm 50% lượng khí thải vào năm 2030, trong tuần này cũng đã kêu gọi OPEC tăng cường sản xuất. Lý do: giá xăng quá cao đối với các tài xế người Mỹ.
Các thông điệp đến từ IEA và Nhà Trắng có vẻ rất khó hiểu. Nhưng giả sử mọi công ty dầu mỏ trên thế giới đều có thể đồng thời quyết định dừng khai thác. Điều gì sẽ xảy ra sau đó?
Câu trả lời ngắn gọn, tất nhiên là hỗn loạn. Câu trả lời dài hơn bao gồm hầu hết mọi bộ phận của bất kỳ và mọi nền kinh tế trên hành tinh và hầu như mọi ngành công nghiệp. Sẽ phải mất một thời gian nữa trước khi toàn bộ các tác động bắt đầu được cảm nhận vì có các kho dự trữ dầu, khí đốt và hóa dầu, nhưng ngay cả trước khi chúng bắt đầu giảm đi, giá sẽ tăng vọt do nguồn cung sắp hết. Và điều này đồng nghĩa giá của mọi hàng hóa sẽ leo thang theo.
Jay R. Young, Giám đốc điều hành của King Operating Corporation, một công ty đầu tư dầu khí cho biết: “Nếu không có dầu, iPhone, công nghệ, máy tính, nhựa, tất cả các sản phẩm qua chế tạo, thực phẩm và thuốc men sẽ không thể sản xuất được. Vì vậy, những người ở Hoa Kỳ sống theo lối sống tối giản sẽ ít bị ảnh hưởng nhất”.
"Chúng ta như là một xã hội mất khả năng tồn tại nếu không có chuỗi thức ăn và phân phối sản phẩm. Than sẽ tiếp tục tăng và CO2 và ô nhiễm sẽ tăng với tốc độ ngày càng lớn. Hàng tỷ người sẽ chết, xã hội sẽ thất bại và việc chuyển đổi sang một tương lai sạch sẽ kết thúc”.
Sẽ rất khó để tranh luận với một tầm nhìn như vậy, bất kể nó có xuất phát từ ngành công nghiệp dầu mỏ hay không. Payal Rastogi, người sáng lập tại CarbonFixers, một công ty Ấn Độ làm việc với các doanh nghiệp để làm cho chúng bền vững hơn với môi trường, cùng chung quan điểm với Young.
Bà nói: "Nếu chúng ta ngừng tiêu thụ và khoan dầu khí; kể từ ngày hôm nay, tất cả các sản phẩm và cuộc sống toàn cầu sẽ giậm chân tại chỗ".
Tuy nhiên, trước khi đến sự bế tắc này, chắc chắn sẽ có rất nhiều hành động, không có hành động nào là thân thiện hay hòa bình. Ngay bây giờ, việc tăng giá khoảng 1 đô la cho mỗi gallon xăng đang khiến Tổng thống, người đã nói rõ rằng ông không phải là người ủng hộ ngành dầu mỏ hoặc xăng, phải kêu gọi OPEC+ tăng sản xuất dầu vì người lái xe không hài lòng sẽ tạo ra những cử tri không hài lòng. Bây giờ, hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu giá mỗi gallon xăng tăng không phải 1 đô la mà là 5 đô la trong vài ngày tới. Bạn thậm chí không cần phải tưởng tượng về điều đó: ví dụ như chúng ta đã thấy điều gì sẽ xảy ra khi tình trạng thiếu nhiên liệu xảy ra ở Venezuela.
Tiến sĩ Jerry Bailey, giám đốc điều hành của công ty dầu mỏ Petroteq Energy Corp có trụ sở tại Utah, cho biết Mỹ chỉ có nguồn cung dầu trong một tháng, nếu ngừng khai thác dầu, Mỹ có thể chìm vào suy thoái ngay lập tức vì một lượng lớn các ngành công nghiệp phụ thuộc vào mặt hàng này.
Vì điều này đúng với tất cả các nền kinh tế chứ không chỉ riêng Hoa Kỳ, nên việc nhân hậu quả của nó với số quốc gia trên thế giới sẽ mang lại bức tranh toàn cảnh, mà sẽ không được đẹp.
Người ta có thể lập luận rằng đây là ý kiến của những người trong ngành công nghiệp dầu mỏ nhưng sẽ rất khó để phản bác lại những ý kiến này theo bất kỳ cách hợp lý nào. Sự thật là nền văn minh hiện đại phụ thuộc vào hydrocacbon. Quá trình chuyển đổi thoát khỏi sự phụ thuộc này không thể xảy ra trong một sớm một chiều và nó không thể xảy ra một cách gượng ép vì hậu quả của nó để lại. Có lẽ chúng ta có cơ hội tốt hơn để loại bỏ dầu và khí đốt nếu chúng ta tiếp cận quá trình chuyển đổi một cách bình tĩnh hơn, ít gieo rắc sự hoang mang sợ hãi hơn.
Nguồn tin: xangdau.net