Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chuyện gì đằng sau lần sụt giảm giá dầu mới đây?

Bản chất biến động của thị trường dầu mỏ đã làm đảo lộn tâm trạng trong hai tuần qua do sự kỳ vọng khủng khiếp của nguồn cung giảm mạnh từ Iran sang quan ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.

Các cuộc chiến thương mại, đồng tiền và thị trường mới nổi suy yếu, đồng đô la tăng mạnh bắt đầu làm lu mờ những lo ngại trên thị trường rằng Ảrập Xêút, Nga, và các đối tác của họ trong thỏa thuận cắt giảm sản xuất có thể không bù đắp được sự mất mát của các thùng dầu Iran và sản xuất liên tục giảm ở Venezuela.

Sau đó, thị trường phải đón nhận vụ bùng nổ địa chính trị mới nhất về vụ giết chết một nhà báo Saudi, sự phản đối kịch liệt của quốc tế về vụ việc này, và một lời đe dọa úp mở ban đầu của Saudi rằng nó có thể trả đũa bất kỳ lệnh trừng phạt tiềm tàng nào về cái chết của Jamal Khashoggi.

Ảrập Xêút đã thừa nhận vào cuối tuần trước rằng nhà báo đã bị giết trong một cuộc ẩu đả tại lãnh sự quán Saudi ở Istanbul.

Trong khi thị trường đang cân nhắc diễn biến này thì giá dầu có xu hướng đi xuống và lao dốc vào thứ Ba xuống mức thấp nhất trong hai tháng, với cả dầu thô WTI và Brent đều giảm 4% - mức rớt trong ngày mạnh nhất kể từ tháng 7.

Sự sụt giảm này là hệ quả của nhiều yếu tố.

Thứ nhất, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih đã tăng cường hùng biện trong tuần này về việc Saudi là một nhà cung cấp đáng tin cậy như thế nào, nước này sẵn sàng thế nào để đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng, và Vương quốc này sẽ không vũ khí hóa dầu ra sao và không có ý định lặp lại lệnh cấm vận dầu năm 1973 do vụ Khashoggi.

Tiếp theo, thị trường đã bắt đầu chú ý hơn về phía cầu của phương trình, khi nhiều lo ngại đổ vào thị trường về sự tăng trưởng chậm chạp của nhu cầu dầu toàn cầu do giá dầu cao và đồng đô la mạnh đã gây áp lực lên hóa đơn nhập khẩu dầu của các thị trường mới nổi, và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại dần lộ diện trong bối cảnh cuộc chiến thương mại và hàng rào thuế quan.

Rồi thì, các quỹ đầu cơ và các nhà quản lý tiền tệ khác tiếp tục thanh lý các vị thế dài và chốt lời vào tuần trước, tăng vị thế ngắn của Brent và WTI.

Sự bán tháo cổ phiếu vào thứ Ba và Viện Dầu khí Mỹ (API) báo cáo tăng 9,88 triệu thùng trong kho dự trữ của Mỹ tiếp tục đè nặng tâm trạng trên thị trường dầu mỏ.

Đầu ngày thứ Ba, những người tham gia thị trường dường như dựa vào lời xác nhận mới nhất của al-Falih rằng "Chúng tôi sẽ đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào" và OPEC và các đồng minh đang ở chế độ "sản xuất nhiều nhất có thể".

Tại hội nghị Saudi được mệnh danh là 'Davos ở sa mạc' - phần lớn đã khiến nhiều người choáng váng vì vụ Khashoggi - Giám đốc điều hành Saudi Aramco, Amin Nasser tái khẳng định rằng công suất dầu 12 triệu thùng/ngày của Saudi Arabia có thể được duy trì trong một thời gian dài, được ủng hộ bởi trữ lượng lớn nhất trên thế giới, với chất lượng cao nhất và chi phí sản xuất thấp nhất. ”

"Tuy các yếu tố địa chính trị làm gia tăng nguy cơ Saudi Arabia rút lui khỏi các cam kết nguồn cung của mình để bù đắp lệnh cấm vận của Iran, nhưng chúng tôi không dự định cắt giảm sản lượng vì sẽ để mất thị phần cho đá phiến Mỹ và các nhà sản xuất dầu khác", JP Morgan cho biết hôm thứ Hai.

Ngay cả trước khi giá dầu rớt mạnh hôm thứ Ba, các nhà quản lý tiền tệ, những người đã bắt đầu thanh lý các vị thế dài, tiếp tục cắt giảm đặt cược giá lên vào tuần trước đó.

Vị thế dài ròng – chênh lệch giữa các lệnh đặt cược giá lên và xuống - trong WTI đã giảm 14% trong tuần tính đến ngày 16 tháng 10, các tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ. Vị thế dài giảm 7,1%, nhưng vị thế ngắn tăng 38% lên con số cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Vị thế dài ròng của Brent cũng giảm 14% trong tuần tính đến ngày 16/10.

Những lo ngại trước đó về tổn thất nguồn cung của Iran đang dần biến thành nỗi lo về tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu trong tương lai, trong bối cảnh các thị trường mới nổi và tiền tệ không ổn định, đồng đô la tăng cao, chiến tranh thương mại và thuế quan. Tồn kho của Mỹ tăng cũng đã khiến tâm lý càng bi quan hơn.

"Dù tác động tiêu cực của việc giá dầu thô tăng vẫn chưa ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu năm 2019, nhưng chắc chắn sớm muộn gì nó cũng sẽ có tác động", Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, viết trong báo cáo triển vọng quý 4/2018 vừa được xuất bản.

Trong khi nguồn cung thấp hơn từ Iran và Venezuela và công suất dự phòng toàn cầu ít đi có thể là yếu tố tích cực cho giá trong ngắn hạn, thì "do tác động tiêu cực của đồng đô la mạnh trong hiện tại, tăng lãi suất của Mỹ và chiến tranh thương mại, chúng tôi tin rằng nền kinh tế toàn cầu không thể đối phó với giá dầu giảm rất nhanh”, Hansen lập luận.

Tuy nhiên, Hansen lưu ý, Saxo Bank hiểu được sự tăng trưởng gần đây “khi thị trường dầu phản ứng trước và đặt câu hỏi sau.”

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM