Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cho dù có giới hạn sản lượng của Libya, Nigeria cũng không giúp xóa bỏ tình trạng thừa cung

Sự phục hồi ổn định của sản xuất dầu ở Libya và Nigeria trong những tháng gần đây đã thúc giục OPEC xem xét việc hạn chế sản lượng của hai nhà sản xuất châu Phi vốn hiện đang được miễn trừ khỏi thỏa thuận.

Ủy ban giám sát cấp Bộ trưởng các nước trong và ngoài OPEC (JMMC) sẽ nhóm họp ở Nga vào ngày 24 tháng 7, và đã mời Nigeria và Libya tham dự để thảo luận về kế hoạch ngắn hạn và sản xuất hiện tại của họ. Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait, Issam Almarzooq, OPEC có thể yêu cầu hai nước hạn chế sản lượng càng sớm càng tốt.

Tin đồn về khả năng có thể hạn chế sản xuất dầu thô Libya và Nigeria đã ít gây ảnh hưởng đến thị trường, và các nhà phân tích không tin rằng hạn mức sẽ thấp hơn sản lượng hiện tại của hai nước. Các nhà quan sát cho rằng hai nhà sản xuất này sẽ đồng ý giới hạn sản lượng khi họ đạt được mục tiêu sản xuất ngắn hạn,  1,25 triệu thùng/ngày đối với Libya và 1,8 triệu thùng/ngày đối với Nigeria.

Nếu hai thành viên OPEC này hạn chế sản xuất khi họ đạt được mức sản lượng mong muốn thì tất cả những nước tham gia khác có lẽ phải xem xét lại hạn mức của họ để bù đắp cho sản lượng gia tăng từ hai quốc gia Châu Phi này, một số nhà phân tích cho biết.

Nghĩa là, nếu OPEC và các đồng minh thực sự muốn “làm bất cứ điều gì” để loại bỏ lượng cung dư thừa trên toàn cầu và nâng giá dầu.

Theo báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng mới nhất của OPEC, Libya và Nigeria đóng góp nhiều nhất vào mức tăng 393.000 thùng trong tổng sản lượng dầu của nhóm trong tháng 6 so với tháng Năm. Cụ thể, sản lượng của Libya tăng 127.000 thùng/ngày lên 852.000 thùng/ngày, trong khi sản lượng dầu của Nigeria tăng 96.700 thùng/ngày lên 1,733 triệu thùng/ngày.

Sự tăng trưởng sản xuất của Libya-Nigeria trong tháng vừa qua là gần một nửa mức sản lượng phải cắt giảm của Saudi Arabia. Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, hai nhà sản xuất được miễn trừ đã tăng tổng sản lượng của họ trong tháng 5 và tháng 6 lên thêm 440.000 thùng/ngày, gần như toàn bộ khối lượng mà Saudi Arabia đang bắt đầu loại bỏ bớt ra khỏi thị trường mỗi tháng.

Vì vậy, tăng trưởng sản xuất tại Libya và Nigeria thực sự đang khỏa lấp một phần lớn cho sự cắt giảm của OPEC.

Libya đang trên đường đạt được mục tiêu tăng sản lượng dầu lên 1 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 7.

Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Emmanuel Kachikwu, hôm thứ Tư Nigeria đã phát đi tín hiệu rằng nước này sẵn sàng hạn chế khi đạt sản lượng ổn định là 1,8 triệu thùng/ngày.

Nigeria gần đạt 1,8 triệu thùng/ngày, với sản lượng tháng trung bình 1,733 triệu thùng/ngày, theo các nguồn tin thứ cấp của OPEC.

Theo Nordine Ait-Laoussine, Chủ tịch Tư vấn Nalcosa có trụ sở tại Geneva và cựu bộ trưởng năng lượng của Algeria, việc đưa Libya và Nigeria vào hiệp ước mà không điều chỉnh hạn ngạch cho các thành viên khác, sẽ chỉ "làm trầm trọng thêm vấn đề thừa cung."

Và nếu Libya và Nigeria đạt mức sản lượng mong muốn của họ thì tổng sản lượng OPEC có thể đạt gần 33 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay, theo Ait-Laoussine.

"OPEC sẽ sản xuất quá nhiều nếu các hạn mức khác không thay đổi," ông nói.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh các thông số cho việc cắt giảm sẽ giống như OPEC đang gây ra tình huống rắc rối, Thomas Pugh, chuyên gia kinh tế hàng hóa của Capital Economics Ltd phát biểu với Bloomberg. Theo ông Pugh, không có ít ý chí chính trị để cắt giảm sâu hơn.

Các nhà phân tích và ngân hàng đầu tư đã và đang cảnh báo một thời gian rằng nếu không có sự cắt giảm sâu hơn của OPEC, thì giá dầu có thể trượt xuống 30 USD. Câu chuyện “cắt giảm sâu hơn” đã và đang được nhắc đến kể từ khi thị trường và chính OPEC phải thừa nhận rằng tình trạng dư cung không thuyên giảm theo tốc độ mà nhóm đã kỳ vọng. Trong một nhận xét gần đây nhất về chủ đề này, Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo cho biết không có bất kỳ sự cắt giảm thêm nào nằm trong chương trình nghị sự tại cuộc họp tháng 7 của JMMC ở Nga.

Trong khi OPEC và các quan chức Nga cho biết "không có gì mới được bàn luận”, thì các nhà phân tích và ngân hàng đầu tư đang ngày càng viện dẫn nguồn cung tăng từ Libya và Nigeria là động lực chính - cùng với đá phiến của Mỹ - cho việc hạ mạnh dự báo giá dầu của họ. Đơn cử như đầu tuần này, BNP Paribas đã hạ dự báo WTI năm 2017 xuống 8 USD xuống còn 49 USD/thùng và giảm 9 USD/thùng cho Brent xuống còn 51 USD. Việc cắt giảm dự báo cho năm 2018 thậm chí còn mạnh hơn - giảm 16 đô la Mỹ xuống 45 đô la Mỹ cho WTI và hạ 15 đô la Mỹ cho dự báo giá Brent, xuống còn 48 đô la Mỹ. BNP Paribas là ngân hàng mới nhất hạ dự báo trong một loạt các cắt giảm dự báo giá dầu mà các ngân hàng lớn đã thực hiện trong tháng qua.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM