Trong gần ba năm, Trung Quốc đã thực hiện một số chính sách kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt nhất trên thế giới, áp đặt liên tục các đợt phong tỏa trên khắp cả nước, đóng cửa biên giới và tiến hành các đợt xét nghiệm COVID-19 quy mô lớn để ngăn chặn sự lây lan của virus. Giờ đây, với việc chủ tịch Tập Cận Bình được bổ nhiệm nhiệm kỳ chủ tịch thứ ba chưa từng có tiền lệ, chính sách zero-COVID dường như được củng cố vững chắc.
Hàng triệu người dân nước này đã trở nên thận trọng với những biện pháp nghiêm ngặt này và đã tự hỏi liệu các nhà chức trách có thể bắt đầu nới lỏng bớt chúng hay không. Nhưng những diễn biến mới nhất cho thấy điều này sẽ không sớm xảy ra.
Chỉ vài tháng sau khi mở cửa trở lại nền kinh tế, các quận lớn của trung tâm công nghệ Trung Quốc Thâm Quyến đã quay lại tình trạng đóng cửa, mở rộng hạn chế đối với các hoạt động công cộng, và đóng cửa giao thông công cộng vào hôm thứ Sáu khi các thành phố trên khắp Trung Quốc tiếp tục đối mặt với đợt bùng phát COVID-19 mới, điều này đã làm giảm triển vọng phục hồi kinh tế.
Bắc Kinh hiện đã ban hành lệnh yêu cầu người dân ở sáu quận chiếm phần lớn số dân 18 triệu của thành phố phải xét nghiệm Covid-19 hai lần, và nhân viên phải làm việc tại nhà.
Một ngoại lệ đã được đưa ra đối với những nhân viên làm việc trong các hoạt động “khép kín” độc lập, các dịch vụ công cộng và nguồn cung thiết yếu. Ví dụ, ở thành phố Tây Nam Thành Đô, các nhà máy, bao gồm các nhà máy do các đại gia ô tô Toyota và Volkswagen điều hành, đã tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất theo vòng lặp khép kín. 21 triệu người ở Thành Đô đã bị phong tỏa vào thứ Năm.
Trở lại tháng 5, đà phục hồi giá dầu đã chững lại sau khi Bắc Kinh áp dụng chiến lược “Zero-Covid” và công bố các biện pháp ngăn chặn Covid-19 nghiêm ngặt, bao gồm cá đợt phong tỏa lớn. Mặc dù lệnh phong tỏa nghiêm ngặt và lệnh giới nghiêm đã giúp ngăn chặn thành công đợt bùng phát dịch Covid-19 mới nhất ở nước này, nhưng chúng lại có tác động tiêu cực đến nhu cầu tiêu dùng và sản lượng sản xuất của Trung Quốc.
Nền kinh tế ốm yếu
Hiện ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có thể đang bước vào thời kỳ tăng trưởng chậm kéo dài.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự kiến chỉ tăng trưởng 2% trong năm nay, thấp hơn đáng kể so với mức trên 6% mà nó duy trì trong thập kỷ qua.
Việc duy trì chính sách zero-COVID đã khiến nền kinh tế chậm lại và tăng thêm chi phí khổng lồ cho ngân sách chính phủ, khiến Bắc Kinh rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về việc nên tăng thêm nợ hay chịu sự tăng trưởng kinh tế yếu kém.
Ngay cả trước khi có áp lực chi tiêu do đại dịch gây ra, nền kinh tế vẫn đang gặp khó khăn, đáng chú ý nhất là do doanh thu bán đất sụt giảm trong bối cảnh nhà ở suy thoái, cộng với việc giảm thuế cho các doanh nghiệp làm cắt giảm thu nhập của chính phủ. Trên thực tế, dữ liệu chính thức cho thấy thâm hụt ngân sách trên diện rộng đã đạt mức kỷ lục gần 3 nghìn tỷ nhân dân tệ (448 tỷ USD) trong 5 tháng đầu năm.
Trung Quốc vẫn đang đối mặt với bất ổn kinh tế nghiêm trọng, và nhập khẩu dầu là một phong vũ biểu.
Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới: năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khẩu 11,8 triệu thùng mỗi ngày, vượt qua Hoa Kỳ, quốc gia nhập khẩu 9,1 triệu thùng mỗi ngày.
Theo số liệu so với cùng kỳ năm trước cho tháng 4, doanh thu bán lẻ giảm 11,1%, sản xuất công nghiệp giảm 2,9% và sản xuất chế tạo giảm 4,6%. Trong khi đó, đồng nhân dân tệ và Chỉ số tiền tệ của các thị trường mới nổi MSCI đều giảm trong tháng Tư.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vẫn đang hành động thận trọng do lo ngại về việc đồng nhân dân tệ suy yếu hơn nữa, điều này có thể kích hoạt sự dịch chuyển của một dòng vốn lớn trong chu kỳ tăng lãi suất của Fed. Đồng nhân dân tệ và lợi suất trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh sau khi PBOC thông báo cắt giảm yêu cầu dự trữ bắt buộc của các ngân hàng vào giữa tháng Tư. Kể từ đó, đồng nội tệ đã ổn định, nhưng lợi suất trái phiếu đã bắt đầu tăng trở lại một lần nữa. Phát hành nợ ròng của chính phủ đạt hơn 700 tỷ nhân dân tệ (104 tỷ đô la) trong tháng 5, hai tháng cao nhất kể từ giữa năm 2020, và sẽ cần nhiều thanh khoản hơn từ PBOC nếu việc phát hành nợ chính quyền địa phương tiếp tục với tốc độ nhanh.
Giờ đây, Bắc Kinh sẽ buộc phải đưa ra một hạn ngạch theo kế hoạch của năm tới lớn hơn hoặc thực hiện các biện pháp mạnh mẽ khác để tăng cường tài chính cho chính quyền địa phương. Bắc Kinh cũng có thể cho phép chính quyền thành phố vay ngoài sổ sách nhiều hơn, mặc dù điều đó sẽ gặp khó khăn do lợi tức trái phiếu cao. Trừ khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hành động để tăng cường mạnh mẽ nguồn tài chính cho chính quyền địa phương và PBOC sẵn sàng mạo hiểm để nhân dân tệ giảm giá nhiều hơn, thì sự phục hồi yếu trong nửa cuối năm được coi là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất.
Tất cả những yếu tố này đang ảnh hưởng đến nhu cầu dầu.
OPEC đã dự đoán nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ giảm 60.000 thùng/ngày trong năm nay, sau khi dự báo tăng 120.000 thùng/ngày chỉ một tháng trước do các đợt phong tỏa mới. OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu cho năm 2022 xuống 460.000 thùng/ngày còn 2,64 triệu thùng/ngày và 360.000 thùng/ngày cho năm 2023 xuống còn 2,34 triệu thùng/ngày, do “việc mở rộng các hạn chế zero-Covid-19 của Trung Quốc ở một số khu vực, những thách thức kinh tế ở các nước Châu Âu thuộc OECD và áp lực lạm phát ở các nền kinh tế chủ chốt khác".
Triển vọng yếu hơn được đưa ra chỉ một tuần sau khi OPEC cắt giảm hạn ngạch sản xuất 2 triệu thùng/ngày, một động thái đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ chính quyền Biden.
Vậy tại sao lại áp dụng chính sách Zero-COVID?
Truyền thông phương Tây đổ lỗi phần lớn cho tình trạng vắc xin của Trung Quốc.
Bắc Kinh phụ thuộc hoàn toàn vào vaccine COVID mà nước này tự sản xuất, và các chuyên gia cho rằng chúng không hiệu quả bằng các sản phẩm của phương Tây, chẳng hạn như Pfizer.
Mặc dù khó có đủ dữ liệu do Trung Quốc giữ kín việc chia sẻ thông tin, nhưng một nghiên cứu ở Hong Kong do Barron’s trích dẫn cho thấy vaccine Sinovac do Trung Quốc sản xuất cần tiêm ba mũi để mang lại sự bảo vệ tương đương với vaccine Pfizer và Moderna.
Trung Quốc hiện đang cố gắng phát triển vaccine mRNA của riêng mình, tương tự như Pfizer và Moderna, nhưng kết quả là họ đã bị bỏ lại rất xa.
Nguồn tin: xangdau.net