Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chính sách ‘gây sức ép tối đa’ của Mỹ đối với Venezuela đã thất bại

 

Hai thập kỷ bất ổn và tham nhũng cùng với giá dầu thô yếu hơn đáng kể và các lệnh trừng phạt ngày càng khắt khe hơn của Hoa Kỳ đã dẫn đến sự sụp đổ kinh tế hiện đại tồi tệ nhất không phải do chiến tranh ở Venezuela. Quốc gia Mỹ Latinh đang chìm trong khủng hoảng này, từng được coi là nền dân chủ giàu có và ổn định nhất trong khu vực, đang trên đà sụp đổ.

Trong khi các nhà hoạch định chính sách của Mỹ tiếp tục tin rằng các lệnh trừng phạt cứng rắn sẽ khiến chính phủ Maduro chuyên quyền phải quy phục và dẫn đến sự thay đổi chế độ, thì ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy họ đang thất bại và trên thực tế càng làm củng cố vị thế của Maduro. Điều này được hỗ nhìn thấy qua các sự kiện đã xảy ra kể từ khi các lệnh trừng phạt được chính quyền Obama tăng cường vào năm 2015 đối với Venezuela được mô tả là "mối đe dọa khác thường và đặc biệt đối với an ninh quốc gia cũng như chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ".

Bất ngờ là, chính sách gây áp lực tối đa của cựu Tổng thống Trump, khi ​​chính quyền của ông ban hành các lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất từ ​​trước đến nay đối với Venezuela, cắt đứt nước này khỏi thị trường năng lượng quốc tế, đã thất bại. Ngay cả nền kinh tế Venezuela gần như sụp đổ do các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Hoa Kỳ và tình trạng vô luật pháp ngày càng gia tăng ở quốc gia Mỹ Latinh đang gặp khó khăn này cũng chẳng làm được gì nếu có thể để làm xói mòn quyền lực của Maduro.

Sự kiện mới nhất cho thấy rõ sức mạnh nắm giữ quyền lực của Maduro đó là kể từ khi tuyên bố Đảng Xã hội thống nhất cầm quyền của Venezuela gần đây đã giành chiến thắng rộng rãi trong các cuộc bầu cử khu vực. Liên minh do đảng lãnh đạo, do Maduro kiểm soát, đã giành được 20 trong số 23 chức thống đốc hiện có và chức thị trưởng Caracas. Điều này xảy ra sau khi Maduro có thể nắm quyền kiểm soát Quốc hội Venezuela, giành được 256 trong số 277 ghế trong cuộc bầu cử vào tháng 12 năm 2020. Thành công đó về cơ bản đã phá hủy tính hợp pháp được công nhận của Washington dành cho Tổng thống lâm thời Juan Guaido vì ông không chỉ mất quyền lãnh đạo cơ quan lập pháp mà còn mất ghế. Do đó, Liên minh châu Âu đã không còn công nhận Guaido là tổng thống lâm thời hợp pháp của Venezuela, thay vào đó ban tặng danh hiệu này cho người đối thoại đặc quyền.

Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài về việc không thể bắt đầu thay đổi chế độ trừ khi chúng đi kèm với các hình thức áp lực công khai khác, bao gồm hành động quân sự. Chúng đã không thành công trong việc loại bỏ Saddam Hussein khỏi quyền lực, vốn chỉ được thực hiện thông qua hành động quân sự trực tiếp, đã không thể kiềm chế các hoạt động của một Iran theo chủ nghĩa chính thống cũng như không làm cho chế độ cộng sản ở Cuba sụp đổ. Thật vậy, các biện pháp trừng phạt có xu hướng làm củng cố chính phủ độc tài bằng thông qua việc tăng thêm sự khan hiếm hàng hóa và dịch vụ, do đó trao quyền kiểm soát nhiều hơn vào tay các quan chức phụ trách việc cung cấp và phân phối. Các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Hoa Kỳ đã khiến nền kinh tế Venezuela rơi vào suy thoái, điều này đã giúp củng cố quyền lực của chế độ Maduro, khiến chế độ của ông trở thành nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu.

Mục tiêu của các lệnh trừng phạt thường tìm cách làm giảm tác động hoặc tránh hoàn toàn việc tìm các nguồn vốn, thị trường và các nguồn lực quan trọng thay thế. Maduro đã cực kỳ thành công trong việc này, nhận được sự ủng hộ đáng kể từ các quốc gia phản đối hoặc đối đầu với Hoa Kỳ, đặc biệt là Nga, Trung Quốc, Iran và Cuba. Matxcơva và Bắc Kinh đều là những người cho một Caracas sắp phá sản vay tiền, được bảo đảm bằng dầu và thậm chí đầu tư vào lĩnh vực hydrocacbon đang xuống cấp nhanh chóng của Venezuela. Chẳng hạn như, vào cuối tháng 3 năm 2020, công ty năng lượng Rosneft của Nga thông báo họ đã chuyển tài sản năng lượng của Venezuela cho một loạt các tổ chức do chính phủ Nga kiểm soát nhằm tránh tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hoạt động của họ. Điều đó đã mang lại cho Điện Kremlin quyền sở hữu cổ phần trong một loạt liên doanh với công ty dầu khí quốc gia PDVSA của Venezuela, trong đó có các mỏ dầu và cơ sở hạ tầng. Bắc Kinh cùng với Matxcơva đã cho Venezuela vay hàng tỷ USD. Theo ước tính, Caracas nợ Bắc Kinh lên tới và vượt 50 tỷ USD và 17 tỷ USD khác phải trả cho Moscow. Mặc dù khoản nợ đó đang chứng tỏ là một gánh nặng khổng lồ đối với một Venezuela gần như phá sản, nhưng nó không làm suy yếu quyền lực của Maduro.

Các sự kiện ở Venezuela đã tạo cơ hội cho Bắc Kinh mở rộng đáng kể tầm ảnh hưởng của mình ở Venezuela. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc do nhà nước kiểm soát đang tăng cường sự hiện diện của mình tại Venezuela, đã cử các kỹ sư và kỹ thuật viên tới đây khi họ thảo luận với PDVSA về cách thúc đẩy sản xuất dầu tại các dự án chung của hai bên. Bắc Kinh cũng là cố vấn quan trọng để vận chuyển dầu thô của Venezuela. Công ty hậu cần China Concord Petroleum Co. được xác định là người hỗ trợ chính trong việc sắp xếp các chuyến hàng dầu thô của Venezuela. Theo Reuters, công ty đăng ký tại Hồng Kông này đã thuê các tàu chở dầu vào tháng 4 và tháng 5 năm 2021 chịu trách nhiệm vận chuyển 1/5 lượng dầu thô xuất khẩu của Venezuela trong những tháng đó. Bắc Kinh tập trung nhiều hơn vào việc thu lại các khoản nợ chưa thanh toán. Sự ‘khát’ vốn của Caracas đang được Bắc Kinh khai thác triệt để với quyết tâm gia tăng tầm ảnh hưởng và sự hiện diện của mình ở Mỹ Latinh như một thách thức trực tiếp đối với Washington. Một Trung Quốc ‘đói’ tài nguyên cũng đã đưa ra các điều khoản cực kỳ thuận lợi cho một loạt các khoản vay không chỉ đối với dầu mỏ mà còn các mặt hàng khác bao gồm quặng sắt, khiến Venezuela ngày càng liều lĩnh vay tiền với khoản nợ chồng chất. Chiến lược này là một vấn đề ngày càng quan trọng trong cuộc xung đột kinh tế và xã hội của Trung Quốc với Hoa Kỳ khi nước này tìm cách có được nguồn nguyên liệu quan trọng và giành được ảnh hưởng địa chính trị lớn hơn.

Iran và nhóm được ủy nhiệm của nước này, Hezbollah, đang ngày càng trở thành những người ủng hộ quan trọng của chế độ Maduro. Teheran đang hỗ trợ đáng kể cho PDVSA bao gồm vật liệu, kỹ thuật viên và kỹ sư để xây dựng lại các nhà máy lọc dầu đã đổ nát nghiêm trọng. Theo Reuters, vào năm 2020, Iran đã đưa hơn 20 chuyến bay chở các bộ phận máy móc và kỹ thuật viên đến Venezuela để khởi động lại nhà máy lọc dầu Cardon công suất 310.000 thùng/ngày, thuộc tổ hợp nhà máy lọc dầu Paraguana 971.000 thùng/ngày. Sau đó, vào tháng 2 năm 2021, các chuyến bay vận chuyển vật liệu khác đến Paraguana đã được xác định. Iran cũng đang gửi các lô dầu ngưng cần thiết khẩn cấp đến Venezuela. Điều này rất quan trọng đối với hoạt động của PDVSA vì loại dầu này được pha trộn với dầu thô siêu nặng được khai thác tại Vành đai Orinoco để nó có thể được vận chuyển, xử lý và xuất khẩu.

Ảnh hưởng ngày càng lớn của Iran, quốc gia cũng đang chịu các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của Hoa Kỳ, đã cho phép Hezbollah thiết lập một chỗ đứng đáng kể tại Venezuela, nơi họ tham gia vào một loạt các hoạt động bất hợp pháp như bán cocaine và buôn lậu vũ khí cũng như rửa tiền. Hezbollah cũng đã thành lập các trại huấn luyện khủng bố ở Venezuela, có nghĩa là nó tạo ra một mối đe dọa khủng bố hiện hữu đối với người dân Mỹ và các đồng minh của nước này ở Mỹ Latinh. Nhóm phiến quân Shia chịu trách nhiệm cho vụ đánh bom xe hơi năm 1992 vào Đại sứ quán Israel ở Buenos Aires và sau đó là vụ đánh bom năm 1994 vào một trung tâm cộng đồng Do Thái ở thành phố đó. Các cuộc tấn công đã cướp đi sinh mạng của 116 người, là cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay ở Argentina và cho thấy rõ mối đe dọa do Hezbollah gây ra ở Mỹ Latinh. Hezbollah đang tiến hành tất cả các hoạt động đó với sự cho phép của chế độ Maduro. Sự hiện diện của tổ chức chiến binh Shia ở Venezuela chỉ đang làm tăng thêm bất ổn khu vực, khi tổ chức khủng bố này có quan hệ với các nhóm vũ trang bất hợp pháp địa phương như ELN và FARC.

Khả năng của chế độ Maduro chuyên quyền trong việc vượt qua hoặc tránh các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của Mỹ đã cho phép sản lượng dầu thô tăng đều đặn kể từ tháng 6 năm 2020, đạt 590.000 thùng/ngày vào tháng 10 năm 2021. Điều đó cùng với những cải cách miễn cưỡng của Maduro, nền kinh tế chạm đáy và tình trạng đô la hóa không chính thức dẫn đến lạm phát thấp hơn, do đó, ​​các tổ chức tài chính quốc tế dự đoán nền kinh tế Venezuela sẽ tăng trưởng trong năm 2021. Cụ thể, Ngân hàng đầu tư Credit Suisse dự báo tổng sản phẩm quốc nội của Venezuela trong năm 2021 sẽ tăng 5,5% sau khi thu hẹp hàng năm kể từ năm 2014. Trong khi các nhà kinh tế ước tính nền kinh tế Venezuela sẽ tăng trưởng từ 5% đến 10% trong năm nay. Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ càng củng cố vị trí của Maduro, khiến chế độ của ông càng khó bị lật đổ bởi chính sách hiện tại của Hoa Kỳ.

Niềm tin vững chắc của Washington đối với các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt về kinh tế và các biện pháp trừng phạt khác đã không thể khơi mào cho sự thay đổi chế độ ở Venezuela. Trên thực tế, người ta ngày càng thấy rõ rằng theo thời gian, tác dụng của các biện pháp trừng phạt giảm dần đến mức chúng không còn tác động thực chất nào đối với chế độ của Maduro. Những biện pháp đó không những không thành công mà còn tạo ra một loạt các ảnh hưởng xấu không mong muốn gây tổn hại đến lợi ích của Hoa Kỳ ở Mỹ Latinh. Một trong những điều đáng lo ngại nhất là họ đang tạo cơ hội cho Nga, Trung Quốc và Iran củng cố dấu ấn cũng như tầm ảnh hưởng của họ trong khu vực, thách thức quyền bá chủ từ trước tới nay của Washington. Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì các nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn của Venezuela, đặc biệt là trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của nước này đang dần rơi vào tầm kiểm soát của nước ngoài. Chính sách của Washington cũng đang cho phép các nhóm vũ trang bất hợp pháp và các tổ chức khủng bố được phát triển thịnh vượng ở một Venezuela vô luật pháp. Điều đó không chỉ làm tăng thêm sự bất ổn trong khu vực và tạo cơ hội lớn hơn cho các nhóm tội phạm tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu cocaine mà còn làm tăng nguy cơ tấn công khủng bố. Bên cạnh cuộc khủng hoảng nhân đạo đang xảy ra ở Venezuela, chính vì những lý do này mà Washington cần phải xem xét lại cách tiếp cận của mình đối với chế độ độc tài và đất nước chìm trong khủng hoảng.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM