Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chính quyền Trump muốn kiện OPEC?

Chính quyền Trump vẫn đang nghiên cứu “Đạo luật sản xuất và xuất khẩu dầu” (NOPEC), cho phép hành động pháp lý chống lại OPEC về giá cả và sản xuất dầu. 

NOPEC cho OPEC

Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục công kích Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), chính quyền của ông vẫn chưa quyết định về việc có dùng hành động pháp lý để chống lại tổ chức này hay không.

→Giá dầu trước viễn cảnh 100 USD/thùng

Sau một phiên điều trần tại Quốc hội hôm 3.10 , Makan Delrahim, trợ lý luật sư tại Sở Tư pháp, nói với các phóng viên rằng chính quyền vẫn đang nghiên cứu “Đạo luật sản xuất và xuất khẩu dầu” (NOPEC), cho phép hành động pháp lý chống lại OPEC về giá cả và sản xuất. Dự luật có thể loại bỏ quyền miễn trừ chủ quyền (nôm na là làm cái gì cũng không bị coi là sai trái) của OPEC.

Dự luật này sẽ quy "hành động hạn chế việc sản xuất hoặc phân phối dầu, khí thiên nhiên, hoặc bất kỳ sản phẩm dầu mỏ nào khác, để thiết lập hoặc duy trì giá dầu, khí tự nhiên hoặc bất kỳ sản phẩm dầu mỏ nào; thương mại dầu mỏ, khí tự nhiên, hoặc bất kỳ sản phẩm dầu mỏ nào" là "bất hợp pháp". Nếu dự luật này được thông qua, Tổng chưởng lý Mỹ có thể nộp đơn kiện lên OPEC hoặc các thành viên được đề cập.

Các cuộc tranh luận về NOPEC không phải là mới, khi mà trong quá khứ một dự luật tương tự thậm chí đã được Quốc hội thông qua vào năm 2007, tuy vậy cựu Tổng thống George W Bush đã phủ quyết nó. Lần này, khả năng mà ông Trump thông qua NOPEC đang cao hơn bao giờ hết.

Trong những tuần cuối cùng trong cuộc vận động tranh cử của mình, trên Twitter và thậm chí tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Donald Trump đã luôn đề cập đến OPEC khi giá dầu chạm mức cao 84USD/thùng trong tuần trước.

Ellen Wald, một chuyên gia năng lượng và Chủ tịch của Transversal Consulting, cho biết căng thẳng của Mỹ-OPEC là "một phản ánh chính sách Iran của ông Trump" được hỗ trợ bởi Ả rập Saudi và các quốc gia vùng Vịnh khác. Khi các lệnh trừng phạt nhắm vào dầu mỏ quay được áp trở lại lên Iran vào ngày 4.11, Mỹ “đang nỗ lực loại bỏ dầu của Iran khỏi thị trường toàn cầu và, khi làm như vậy, đã đẩy giá lên”.

“Trong tâm trí của ông [Trump], việc OPEC và Ả rập Saudi nhìn nhận thị trường toàn dầu cầu đang trong tình trang 'cung cấp tốt' là không chính xác", bà Wald nói với The National. "Ông ấy muốn OPEC làm bất cứ điều gì nó có để đẩy giá dầu xuống."

Ả Rập Saudi tất tả tăng công suất

Vào ngày 1.10. ông Trump đã gọi cho ông Salman bin Abdul Aziz, Quốc vương Ả Rập Saudi để yêu cầu tăng nguồn cung cấp, và cả Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã gặp các đối tác Ả Rập Saudi là Khalid Al Faleh và Adel Al Jubeir để thảo luận vấn đề này trong tháng trước.

→Nhiệm vụ giải cứu thị trường dầu của OPEC đã hoàn thành?

Theo quan điểm của họ, các thành viên của OPEC đang “tuân thủ các nghĩa vụ của họ đối với tổ chức và phải thỏa mãn thị trường”, bà Wald nói. “Vấn đề là thị trường cũng không tin rằng Ả Rập Saudi và các nhà sản xuất vùng Vịnh khác có khả năng hay là muốn tăng cung để bù đáp cho sự mất mát của dầu Iran”.

NOPEC là một phần của dự luật chống OPEC đang được tranh luận trong Quốc hội Mỹ. Firas Maksad, giám đốc của Arabia Foundation, cho biết “không có gì ngạc nhiên khi các nhà lập pháp Mỹ lấy OPEC làm đề tài tranh luận trong cuộc bầu cử quốc hội (6.11) tại thời điểm giá dầu đang dần tăng lên”.

Ông Maksad nói với The National rằng Ả Rập Saudi đang tìm cách tăng nguồn cung. “Thái tử Mohammed bin Salman đã tới Kuwait tuần này, tìm cách bổ sung 500.000 thùng dầu mỗi ngày, từ công suất dự phòng tại một vùng trung lập được quản lý chung”.

Trong khi ông Trump có thể ký một dự luật NOPEC nếu nó được Quốc hội thông qua, giới phân tích nhận định rằng điều đó sẽ vẫn chưa thể diễn ra trong năm nay.

Nguồn tin: nhipcaudautu.vn

ĐỌC THÊM