Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chiến tranh tiền tệ tiềm ẩn sẽ là một thảm họa đối với dầu

 

Giá dầu đã lao dốc vào thứ Sáu sau khi Mỹ và Trung Quốc đều tuyên bố tăng thuế quan theo kiểu ăn miếng trả miếng. Đồng thời, các thị trường đã mở cửa với một lưu ý tích cực vào đầu ngày thứ Hai sau khi Tổng thống Trump có một giọng điệu hòa giải hơn. Nhưng sự trì hoãn có thể chỉ trong thời gian ngắn.

Thị trường tài chính toàn cầu đang hoàn toàn phó mặc cho tài khoản twitter của Trump định đoạt. Hôm thứ Sáu, chứng khoán và hàng hóa đã giảm mạnh sau khi Trung Quốc tuyên bố tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ. Đáp trả lại, Trump tuyên bố tăng thêm 5% trong bộ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, mặc dù, đáng chú ý là ông đã đợi cho đến khi thị trường tài chính đóng cửa trong tuần rồi mới đưa ra thông báo này.

Cuối tuần qua tại Hội nghị G-7 ở Pháp, Trump đã phát đi những thông điệp trái chiều về cuộc chiến thương mại, cho thấy ông có những suy nghĩ mâu thuẫn, khi đội ngũ của ông sau đó làm rõ rằng những suy nghĩ khác nhau của ông là về sự hối hận rằng ông đã không tăng thuế lên mức cao hơn. Tuy nhiên, các thương nhân đã được an ủi trong các bình luận của ông về việc muốn thực hiện một thỏa thuận với Trung Quốc, ngoài việc ông khẳng định rằng Trung Quốc đã gọi điện cho ông để yêu cầu quay trở lại bàn đàm phán.

Cổ phiếu đã mở ra với một lưu ý tích cực về tin tức đó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các quan chức Trung Quốc nói rằng họ “không biết” về cuộc gọi điện thoại mà Trump đã nhắc tới. Khi các phóng viên hỏi về bản chất của cuộc gọi điện thoại, Trump nói: “Tôi không muốn nói về các cuộc gọi. Chúng tôi đã có cuộc gọi. Chúng tôi đã có các cuộc gọi ở cấp cao nhất”.

Nếu chúng ta đã học được bất cứ điều gì trong vài tháng qua, thì đó chính là những sự kiện này chuyển hướng rất nhanh. Chiến lược rời rạc từ Nhà Trắng và hoàn toàn thiếu một quy trình hoạch định chính sách chính thức, khiến cho không thể dự đoán được các sự kiện sẽ diễn ra như thế nào. Thật kỳ lạ khi thị trường tài chính rất lạc quan vào đầu tuần.

Một lĩnh vực rủi ro đặc biệt cần theo dõi là sự suy yếu của đồng nhân dân tệ so với đồng đô la. Đồng nhân dân tệ đã xuống tới 7,15 nhân dân tệ xuống đổi 1 đồng bạc xanh, tỷ lệ thấp nhất kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 11 năm trước.

“Sự thay đổi hơi nhanh một chút. Chúng ta đã có đồng đô la mở cửa khá yếu ở châu Á đêm hôm trước. Rồi thì, một số chuyện đã xảy ra để đảo ngược, bao gồm tỷ giá đồng đô la / nhân dân tệ đẩy lên cao hơn”, Daniel Katzive, người đứng đầu chiến lược ngoại hối cho Bắc Mỹ tại BNP Paribas, nói với Reuters.

“Việc ra tay thẳng thừng xuất hiện ở cả hai phía và sự mất giá của đồng nhân dân tệ như vậy là một bước đệm rõ ràng chống lại thuế quan của Mỹ”, Mitul Kotecha, một nhà kinh tế thị trường mới nổi kỳ cựu tại Ngân hàng Toronto-Dominion, nói với Bloomberg. “Miễn là Trung Quốc có thể đảm bảo rằng sự suy yếu của đồng nhân dân tệ được kiểm soát tốt, tức là nó không gây ra sự rút vốn mạnh, thì dự báo sẽ thấy sự mất giá hơn nữa của đồng tiền này”.

Việc cho phép đồng tiền mất giá không phải là không có rủi ro, ngay cả đối với Trung Quốc. Với hàng núi nợ, đồng nhân dân tệ yếu hơn có thể khiến việc trả nợ ở cấp công ty trở nên khó khăn hơn đối với các công ty Trung Quốc.

Nhưng các tác động toàn cầu có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn để theo dõi. Vì tầm quan trọng của đồng nhân dân tệ như một loại tiền tệ toàn cầu và bởi vì quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, một đồng nhân dân tệ yếu hơn sẽ tác động đến khắp thế giới. Đầu tháng 8, khi đồng nhân dân tệ ban đầu suy yếu xuống mức 7: 1 so với đồng đô la sau thông báo của Trump về mức thuế mới vào tháng 9, sự mất giá này đã gây ra phản ứng ngay lập tức từ nhiều ngân hàng trung ương. Ấn Độ, New Zealand và Thái Lan đã hạ lãi suất của họ với nỗ lực chống lại sự tăng giá tiền tệ so với đồng nhân dân tệ. Một tuần sau đó, Mexico đã cắt giảm lãi suất. Khoảng 30 quốc gia đã hạ lãi suất trong năm nay, theo Refinitiv và New York Times.

Bây giờ đồng nhân dân tệ đã giảm xuống còn khoảng 7,15 đổi 1 đồng đô la, thì sẽ có một áp lực khác đối với các loại tiền tệ của thị trường mới nổi. Chẳng hạn, hôm thứ Hai, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm 12% so với đồng Yên Nhật Bản. Thương chiến Trung Quốc-Mỹ “có nghĩa là tỷ giá hối đoái thị trường mới nổi sẽ tiếp tục suy yếu trong tương lai gần. Trong trường hợp nếu không có sự tan băng trong các cuộc xung đột thương mại, thì nó vẫn là một thị trường bị thiếu hụt về mặt cấu trúc và mua đô la do bất kỳ sự sụt giảm nào”, các nhà phân tích tiền tệ tại Societe Generale cho biết trong một lưu ý.

“Cách tiếp cận nóng và lạnh thất thường đối với các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục và đang tạo ra sự bối rối lớn”, Ole Sloth Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo Bank A/S ở Copenhagen cho biết, theo Bloomberg. “Ở giai đoạn này, chúng ta phải giả định rằng thuế quan sẽ được tăng lên, điều này không tốt cho sự tăng trưởng cũng như nhu cầu”.

Không cần phải nói rằng biến động tiền tệ và nguy cơ suy thoái kinh tế là tin xấu cho giá dầu. Chưa kể, Trung Quốc cũng vừa công bố mức thuế đặc biệt nhắm vào dầu thô của Mỹ. “Tranh chấp thương mại leo thang có khả năng không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và kéo theo nhu cầu dầu mỏ, mà còn tác động tới xuất khẩu dầu của Mỹ một cách trực tiếp”, Commerzbank cho biết trong một lưu ý. “Xét cho cùng, Trung Quốc là một trong những nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Mỹ trong những tháng gần đây”.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM