Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có ý nghĩa gì với các nhà sản xuất dầu vùng Vịnh

Chiến trường của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bao gồm từ đậu nành đến động cơ Harley-Davidson, với iPhone của Apple và nhôm giữa hai bên. Nhưng đối với Trung Đông, tất cả là về dầu. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trả đũa thuế quan qua hàng hóa trị giá nhiều tỷ đô la, đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế tại các quốc gia xuất khẩu dầu của Vịnh Ả Rập, mối quan tâm chính vẫn là ảnh hưởng sẽ có của cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh với sản phẩm quan trọng nhất của họ - dầu thô.

Mỗi dòng tweet của Trump, theo sau là một phản ứng ăn miếng trả miếng từ chính phủ của ông Tập, khiến khắp các thị trường tài chính toàn cầu lo lắng, gây lo ngại các nhà kinh tế đã quan ngại về việc tăng trưởng chậm lại và đánh vào thị trường dầu mỏ là trung tâm của các nền kinh tế vùng Vịnh.

Artyom Tchen, nhà phân tích cao cấp của công ty tư vấn Rystad Energy của Mỹ, đã tổng kết điều này gần đây khi ông viết: “Chúng tôi tin rằng chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và kết quả là niềm tin tăng trưởng kinh tế yếu kém là một trong những yếu tố làm cân bằng rủi ro cung ứng và hạn chế giá dầu.”

Tchen dự báo sự sụt giảm nhu cầu về dầu trong phần còn lại của năm và Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA – nguồn thông tin có thẩm quyền nhất của thị trường dầu mỏ - đã đồng tình với ông vào tháng trước với dự báo giảm của riêng mình. IEA dự kiến ​​tăng trưởng nhu cầu sẽ ở mức 1,1 triệu thùng mỗi ngày cho năm 2019.

Con số này giảm so với ước tính năm ngoái là 1,5 triệu thùng mỗi ngày, và trong khi 400.000 thùng có vẻ không nhiều trong thị trường toàn cầu hơn 100 triệu thùng một ngày, thì đó là một hồi chuông của nền kinh tế toàn cầu và là tín hiệu báo động cho các nhà sản xuất vùng Vịnh.

Mặc dù không ai thực sự chắc chắn về mức giá dầu chính xác mà các nước vùng Vịnh cần để cân bằng ngân sách quốc gia - trong mọi trường hợp, con số này rất khác nhau giữa các nền kinh tế khu vực - hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng nó cao hơn mức hiện tại quanh mức 60 đô la một thùng.

Thấp hơn nhiều so với điều đó và các nhà hoạch định chính sách tài khóa gặp khó khăn trong việc cộng các khoản tiền mà không lấy đi từ nguồn tích trữ dự trữ  trong những năm “tốt đẹp” trước đó, hoặc tham gia vào thị trường vốn toàn cầu đầy biến động để vay chênh lệch.

Do bản chất của các nền kinh tế vùng Vịnh - chủ yếu vẫn phụ thuộc vào chi tiêu của chính phủ sử dụng dầu - bất kỳ áp lực ngân sách nào cũng sẽ chuyển trực tiếp vào hoạt động kinh tế giảm và tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

Ví dụ, công ty tư vấn Capital Economics có ​​trụ sở tại London gần đây đã giảm ước tính cho sự tăng trưởng của Saudi Arabia trong năm 2019, làm sứt mẻ hình ảnh triển vọng phục hồi của nền kinh tế non trẻ mà một số chuyên gia đã dự đoán vào đầu năm nay.

Nhà phân tích Virag Forizs cho biết, “sự chậm lại này có thể được gắn kết trong lĩnh vực dầu mỏ,” ông ghi nhận  rằng sản lượng dầu đã giảm xuống dưới 10 triệu thùng một ngày trong quý hai năm nay, do nhu cầu toàn cầu thấp hơn và giới hạn sản xuất đã được thỏa thuận giữa Nga, Saudi và các nước Opec khác, được thiết kế để giữ giá dầu tăng.

Tất nhiên, những lo lắng của các nhà hoạch định ngân sách Ả Rập không mấy quan tâm đối với Trump và Tập khi họ trong tiến trình của cuộc đối đầu rộng lớn hơn nhiều về thương mại toàn cầu mà một số người đã gắn mác là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Đông và Tây. Tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc đã gia tăng trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump, và hiện được cho là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự thịnh vượng kinh tế toàn cầu.

Về cốt lõi, cuộc đối đầu phản ánh sự phẫn nộ của Mỹ đối với vị thế quốc tế ngày một gia tăng của Trung Quốc, đất nước đã là quốc gia thương mại lớn nhất và đang thách thức Mỹ cho danh hiệu nền kinh tế lớn nhất.

Thời điểm nào đó trong thập kỷ tới, có vẻ như GDP của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ - nếu chiến tranh thương mại không ngăn cản được mô hình tăng trưởng kinh tế ba thập kỷ ở Trung Quốc.

Trên một loạt các chỉ số, như số liệu xuất khẩu, lưu lượng vận tải hàng không và khối lượng vận chuyển, thương mại toàn cầu đang chậm lại, và trong khi thương mại không phải là thành phần duy nhất của tăng trưởng kinh tế, nó là yếu tố chính trong sự bùng nổ 20 năm của thế giới đã trải qua cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trật nhịp vào năm 2009.

Trong thập kỷ vừa qua, nền kinh tế thế giới chủ yếu là dậm chân tại chỗ khi thủy triều toàn cầu hóa suy thoái dàn. Các tổ chức có thẩm quyền như Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã giảm các ước tính về tăng trưởng trong tương lai, cho cả thế giới và Trung Đông.

Đối với các nền kinh tế vùng Vịnh, chiến tranh thương mại Đông-Tây là một yếu tố phức tạp khác trong quá trình một số chuyên gia gọi là "Đông phương hóa" - định hướng lại nền kinh tế toàn cầu tránh xa các cường quốc cũ của châu Âu và Bắc Mỹ để hướng về  nền kinh tế tăng trưởng nhanh của châu Á.

Xu hướng đó là một yếu tố tích cực cho Trung Đông trong một số năm. Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cũng như các nền kinh tế con Hổ Đông Nam Á, cần dầu Ả Rập để thúc đẩy sự tăng trưởng của họ. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc bắt đầu sau cuộc khủng hoảng tài chính, mà nhiều chuyên gia tin là yếu tố quan trọng nhất trong việc giảm thiểu suy thoái sau hậu khủng hoảng, được thúc đẩy bởi xuất khẩu dầu tăng từ Trung Đông.

Hiện tại, Saudi Arabia là đối tác thương mại dầu lớn nhất của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, và các nhà xuất khẩu vùng Vịnh khác như UAE cũng là những người đóng vai trò lớn trong chiến lược “Đông phương hóa” trong ngành công nghiệp dầu mỏ.

Xu hướng nghiêng về phương đông ngày càng mạnh mẽ khi ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ, trong nhiều năm qua là nhà nhập khẩu dầu thô ròng từ Trung Đông, đã phát triển ngành công nghiệp dầu đá phiến bản địa đến mức Mỹ hiện là nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới, đứng trước Saudi và Nga, được đo bằng sản lượng thùng dầu và các sản phẩm tương đương dầu.

Kết quả là, theo lời của Fatih Birol, giám đốc điều hành của IEA, “một thế giới tràn ngập dầu mỏ.” Các nhà nhập khẩu châu Á có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết, và có thể yêu cầu giảm giá cho các hợp đồng lớn trong dầu khí, gây áp lực giảm giá hơn nữa lên giá cả toàn cầu.

Thước đo thực sự của sự dư thừa dầu thô thế giới chính là, bất chấp có nhiều báo động an ninh ở Vịnh Ả Rập và Eo biển Hormuz, giá dầu hầu như không bị ảnh hưởng. Trong quá khứ, khi đã có những mối đe dọa đối với các tuyến đường biển Hormuz quan trọng, giá dầu có xu hướng tăng vọt tỷ lệ thuận với tầm quan trọng của tình hình.

Bây giờ, mặc dù Iran chiếm giữ các tàu dầu ở vùng Vịnh, cũng như các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ ở Saudi và hoạt động vận chuyển từ bờ biển phía đông của UAE, giá dầu thô vẫn giữ vững trong phạm vi 60 đô la. Thời kỳ giá 100 đô la mỗi thùng đã thật sự chấm dứt, nhiều nhà phân tích tin rằng, với tất cả điều đó có nghĩa cho việc hoạch định chính sách trong tương lai ở các nền kinh tế vùng Vịnh.

Khi cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ tăng cường, nền kinh tế toàn cầu và thị trường dầu thế giới đang tiến vào lãnh thổ chưa được khia phá.

Chuyên gia dầu khí David Hodson, giám đốc điều hành của công ty tư vấn năng lượng BluePearl Management có trụ sở tại Dubai cho biết thị trường dầu sẽ phải sống với sự biến động mới trong một thời gian tới.

“Những lời chỉ trích qua lại trên Twitter và lượng thông tin khổng lồ mà chúng tôi nhận được, hầu như trên cơ sở hàng giờ, nếu bạn là một nhà quản lý quỹ hoặc nhà giao dịch dầu mỏ, bạn sẽ phải xem tin tức suốt cả ngày đêm. Chúng ta chưa bao giờ sống trong một thế giới như thế này.”

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM