Trong bối cảnh hàng tồn kho toàn cầu đang tăng, Saudi Arabia đã đe dọa rằng đợt cắt giảm sản lượng mới nhất của OPEC+ có thể kéo dài đến nửa cuối năm 2019. Quyết định này được đưa ra khi Mỹ, muốn thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Iran, tuyên bố rằng sản xuất của Mỹ và công suất dự phòng của OPEC có thể xử lý một thị trường với xuất khẩu dầu thô bằng không của Iran.
“Đánh giá của tôi là công việc vẫn ở phía trước chúng tôi. Chúng tôi vẫn đang thấy hàng tồn kho tăng lên. Chúng tôi cần duy trì chiến lược cho đến tháng 6,” Bộ trưởng Năng lượng của Saudi, Khalid al-Falih nói với các phóng viên tại Cuộc họp Giám sát Chung của OPEC ở Baku, Azerbaijan . “Chúng tôi muốn tiếp tục theo dõi cung và cầu và làm những gì chúng tôi phải làm trong nửa cuối năm,” ông nói thêm.
Theo ông Falih, OPEC và các quốc gia không thuộc OPEC đã đồng ý cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng mỗi ngày – tương 1,2% nhu cầu toàn cầu và xuất khẩu của Saudi, sẽ vẫn dưới 7 triệu thùng/ngày trong tháng 3 và tháng 4. Nga, nước đang chậm triển khai các biện pháp cắt giảm của mình, đang tiến tới tuân thủ hoàn toàn và gần với việc cắt giảm 140.000 thùng mỗi ngày. OPEC + đã quyết định trì hoãn một quyết định về tương lai cắt giảm sản xuất của họ, trong bối cảnh những bất đồng trong nhóm.
Tuy nhiên, trong OPEC +, dẫn đầu bởi Saudi và Nga, tìm cách cắt giảm sản lượng, Mỹ tự tin rằng năng lực sản xuất dự phòng của OPEC có thể giảm thiểu bất kỳ sự sụp đổ nào từ mục tiêu chính sách của mình là ngăn chặn toàn bộ xuất khẩu dầu của Iran. Không tính Venezuela và Iran, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA ước tính OPEC có 2,8 triệu thùng/ngày trong năng lực sản xuất dự phòng hiệu quả và các quan chức Mỹ tin rằng năng lực này, cùng với sản xuất bùng nổ của Mỹ, có thể bù đắp cho việc mất toàn bộ các thùng dầu của Iran.
Mối đe dọa giá dầu tăng vọt và một đợt tăng tiếp theo trong giá xăng ở Mỹ trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đã thúc đẩy Mỹ hạn chế một phần lệnh trừng phạt xuất khẩu dầu mỏ vào Iran vào tháng 11, bằng cách cấp miễn trừ cho tám quốc gia và cho phép họ tiếp tục mua dầu thô của Tehran . Các miễn trừ này, kéo dài trong 180 ngày, gần sắp hết hạn và Nhà Trắng không thể hiện sự quan tâm đến việc sẽ gia hạn chúng.
Đối với Mỹ, sản xuất tăng có thể giúp nước này đáp ứng các mục tiêu chính sách đối ngoại. Trong một bài phát biểu tại CERAWeek, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói với các giám đốc điều hành năng lượng và bộ trưởng dầu mỏ rằng dầu khí đá phiến của Mỹ sẽ “giúp củng cố chính sách đối ngoại của chúng tôi.” Ông tiếp tục tuyên bố rằng Mỹ “cam kết dưa dầu thô xuất khẩu của Iran nhanh chóng biến mất hoàn toàn khi các điều kiện thị trường cho phép,” thêm vào, “chúng tôi cần xắn tay áo lên và cạnh tranh - bằng cách tạo điều kiện đầu tư, khuyến khích các đối tác thu mua từ chúng tôi và trừng phạt các tác nhân xấu.”
Tuy nhiên, trong khi sản xuất trong nước tăng vọt đã đạt được những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Mỹ, chỉ riêng sản xuất cao không có nghĩa là chính quyền đã đạt được các mục tiêu thống trị năng lượng. An ninh năng lượng cũng là một chức năng của tiêu dùng, bên cạnh tối đa hóa nguồn cung trong nước. Để Mỹ thực hiện tham vọng chính sách đối ngoại của mình, nhu cầu dầu trong nước cần phải giảm.
Nguồn: xangdau.net